Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Cảnh báo về phần mềm giả mạo nhắm đến trẻ em trên YouTube

Minh Nhật - 11:06, 17/02/2025

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, hiện nay, một chiến dịch phát tán phần mềm độc hại (malware) đang nhắm đến trẻ em thông qua các video trên YouTube. Malware là phần mềm mã độc được các tin tặc tạo ra với mục đích phá hoại hoặc đánh cắp thông tin cá nhân.

Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Nhiều video giả mạo hướng dẫn hack hoặc cheat cho các trò chơi nổi tiếng như Minecraft, RobloxFortnite đang được đăng tải nhằm thu hút người dùng tải phần mềm độc hại. Những video này dẫn người xem đến các liên kết trên GitHub hoặc nền tảng chia sẻ tệp, nơi chứa phần mềm giả mạo. Để cài đặt, người dùng thường phải vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, tạo điều kiện cho mã độc xâm nhập thiết bị.

Thay vì nhận được công cụ hack, nạn nhân sẽ cài đặt malware, dẫn đến việc thông tin đăng nhập, ví tiền điện tử, mật khẩu và lịch sử duyệt web bị đánh cắp và gửi đến máy chủ của tin tặc. Những thông tin này có thể bị khai thác hoặc bán trên dark web. Các biến thể malware liên tục xuất hiện khiến việc kiểm soát trên các nền tảng như GitHub trở nên khó khăn.

Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần hết sức cảnh giác với những nội dung hoặc ứng dụng không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội. Người dùng không nên làm theo các hướng dẫn từ đối tượng không đáng tin cậy hoặc cung cấp thông tin cá nhân để tránh nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.

Người dùng cần tránh truy cập các liên kết lạ hoặc quảng cáo không rõ nguồn, hạn chế tải ứng dụng không chính thống để giảm nguy cơ bị tấn công bằng malware. Đồng thời, sử dụng phần mềm diệt virus chính hãng, bật tường lửa và tránh kết nối với các mạng wifi công cộng không tin cậy. Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân nên báo cáo với cơ quan Công an để xử lý theo đúng quy định.

Mới đây Công an Đà Nẵng cũng có cảnh báo: Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) về một ứng dụng độc hại mang tên BMI CalculationVsn. Theo báo cáo từ McAfee, ứng dụng này tưởng chừng là công cụ tính toán chỉ số cơ thể nhưng thực chất lại chứa mã độc và yêu cầu quyền truy cập đặc biệt, bao gồm cả quyền ghi lại màn hình. Điều này cho phép ứng dụng đánh cắp thông tin cá nhân nhạy cảm của người dùng như mật khẩu và mã xác thực hai yếu tố (2FA).

Nguy hiểm hơn, BMI CalculationVsn còn có khả năng đọc tin nhắn SMS, tạo điều kiện cho tin tặc đánh cắp mã xác thực được gửi đến điện thoại, từ đó xâm nhập vào tài khoản ngân hàng và cáctài khoản mạng xã hội của người dùng.

KienlongBank khuyến cáo khách hàng đã cài đặt ứng dụng BMI CalculationVsn cần gỡ bỏ ngay lập tức để tránh nguy cơ bị đánh cắp thông tin và tiền bạc.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.