Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024

Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Sản lượng tăng, cây trồng được mùa

Trong sản xuất nông nghiệp, “được mùa nhưng mất giá” vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với người nông dân mỗi khi nhắc đến. Điều này xảy ra chủ yếu do cách canh tác cây trồng theo hướng tự phát, theo phong trào, thiếu bền vững; nhà nông đưa ra kế hoạch canh tác không gắn liền với nhu cầu thị trường, khiến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chưa có sự liên kết. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm gần đây, người nông dân Việt Nam đã liên tục đổi mới về tư duy canh tác, áp dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt để cho ra kết quả khả quan.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất nông nghiệp của nước ta về cơ bản được mùa, được giá. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng về cả số lượng lẫn giá bán, đạt ở mức cao. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng 10,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2023, trong đó, chỉ số giá sản phẩm cây hàng năm tăng 11,27%; cây lâu năm tăng 22,3%.

Sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2024 tăng 132,5 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2023, giá lúa tăng 20,41% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cây ăn quả 6 tháng đầu năm đạt mức khá, trong đó, riêng sản lượng sầu riêng ước đạt 487,7 nghìn tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Các loại cây ăn quả khác, như: Ổi, mít, chanh leo, nhãn cũng có sản lượng tăng nhẹ (khoảng 3 - 6%) với giá bán tăng 6,12% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Việc gia tăng sản lượng rau quả và một số cây lâu năm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong nước mà còn đóng góp tích cực vào chỉ số xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ở một số nông sản tăng cả về số lượng và giá trị, giá xuất khẩu hàng hóa có tín hiệu phục hồi tích cực trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới. 

Ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp của MobiFone. mobiArgi - ‘túi khôn’ 4.0 của mọi nhà nông được tích hợp hàng loạt công nghệ
Ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp của MobiFone. mobiArgi - ‘túi khôn’ 4.0 của mọi nhà nông được tích hợp hàng loạt công nghệ

Canh tác thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Thời gian gần đây, không chỉ nông dân mà ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đều ngày càng tin tưởng vào mobiArgi - ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp của MobiFone. mobiArgi - "túi khôn" 4.0 của mọi nhà nông được tích hợp hàng loạt công nghệ hàng đầu, như: AI, big DATA… giúp chăm sóc, bảo vệ cây trồng, kết nối doanh nghiệp với nhà nông một cách hiệu quả.

Chỉ cần đưa camera điện thoại ra trước cây trồng nghi ngờ mắc bệnh, "chuyên gia AI" của mobiArgi có thể ngay lập tức đưa ra chẩn đoán mầm bệnh, đề xuất giải pháp phù hợp để nhà nông điều trị cho cây trồng. Nền tảng nông nghiệp này có khả năng kiểm tra sức khỏe cây trồng bằng AI, nhận diện hơn 5.000 loại cây trồng khác nhau và hơn 800 tác nhân gây hại và sâu bệnh trên 35 loại cây trồng phổ biến, từ đó giúp người nông dân dễ dàng tra cứu kỹ thuật chăm sóc cây trồng nhanh và chính xác nhất.

Đặc biệt, mobiArgi còn được MobiFone trang bị thêm tính năng kết nối Hỏi - Đáp cùng chuyên gia giúp người nông dân trực tiếp hóa giải những khúc mắc gặp phải trong sản xuất. Bên cạnh đó, mobiArgi còn sở hữu các tính năng thiết thực khác, như: Tính năng Khuyến cáo nông vụ và Dự báo thời tiết chuyên sâu giúp người nông dân đưa ra kế hoạch canh tác chính xác và hiệu quả nhất; tính năng Điểm tin thị trường cập nhật cho người dùng giá cả thị trường theo vùng miền và tin tức nông nghiệp mỗi ngày…

Chỉ với 155.000 đồng/30 ngày, người nông dân có thể sở hữu ngay 01 tài khoản mobiAgri với quyền lợi trải nghiệm các tính năng: Chẩn đoán sâu bệnh hại, Khuyến cáo nông vụ, Điểm tin thị trường, 30 phút gọi chuyên gia trên ứng dụng mobiAgri mỗi ngày. Chưa dừng lại ở đó, gói cước AG155 còn tặng thêm cho người dùng 6GB/ngày data tốc độ cao tha hồ truy cập Internet, miễn phí gọi nội mạng dưới 10 phút (tối đa 1.000 phút/ 30 ngày, miễn phí 100 phút gọi ngoại mạng trong 30 ngày.

Với những nhà nông có nhu cầu sử dụng mobiArgi dài kỳ, có ngay gói cước 12AG155 mang tới quyền lợi sử dụng xuyên suốt 1 năm với giá chỉ 1.860.000 đồng. Bên cạnh việc sử dụng miễn phí các tính năng mobiArgi nói trên, nhà nông đăng kí gói cước dài kỳ sẽ được nhận 7 GB/ngày data truy cập Internet tốc độ cao, miễn phí gọi nội mạng dưới 10 phút (tối đa 1.000 phút/30 ngày), miễn phí 100 phút thoại ngoại mạng/30 ngày.

Để tải ứng dụng, khách hàng truy cập http://mobiagri.vn/app. Để biết thêm thông tin về website dịch vụ, khách hàng truy cập http://mobiagri.vn. Khách hàng đăng ký gói cước vui lòng soạn tin theo cú pháp: [MÃ GÓI] GỬI 999.

Công nghệ tiên tiến đi kèm loạt ưu đãi giá hời, mobiArgi được MobiFone tập trung đầu tư và phát triển dưới sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao. Nền tảng nông nghiệp này được xem là một sản phẩm sáng tạo trong xu thế phát triển các sản phẩm công nghệ make in Vietnam, là người bạn đồng hành không thể thiếu của nhà nông trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp.

Link tải app: http://mobiagri.vn/app

Website dịch vụ: http://mobiagri.vn

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.