Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Cao Bằng: Chủ động trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn Lâm - 15:21, 01/11/2024

Ngày 31/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) cấp tỉnh, chủ trì tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố, nhằm đánh giá tình hình thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2024. Dự tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG cấp tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

(BCĐ- Tin CĐ BDT tỉnh Cao Bằng) Cao Bằng: Chủ động trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG

Theo thông tin từ BCĐ, trong 9 tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các CTMTQG với nhiều hình thức linh hoạt, nhờ đó, người dân được tiếp cận, hiểu biết thông tin và đồng thuận trong việc tham gia thực hiện các chương trình. Các cơ quan, đơn vị cơ bản triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Trung ương về CTMTQG; các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thường xuyên tăng cường phối hợp, trao đổi trong công tác tham mưu thực hiện chương trình, qua đó, từng bước tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc.

Năm 2024, tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện các CTMTQG 3.565.998 triệu đồng (vốn giao năm 2024 là 2.524.623 triệu đồng, vốn kéo dài 1.041.375 triệu đồng). Trong đó, vốn đầu tư là 1.536.816 triệu đồng, vốn sự nghiệp 2.029.182 triệu đồng, gồm: CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi 2.242.316 triệu đồng, CTMTQG giảm nghèo bền vững 1.204.521 triệu đồng, CTMTQG xây dựng nông thôn mới 119.161 triệu đồng.

Đến thời điểm này giải ngân được 1.242.793 triệu đồng, đạt 34,85% kế hoạch (KH). Trong đó, CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 728.356 triệu đồng, đạt 32,48% KH; CTMTQG giảm nghèo bền vững 470.376 triệu đồng, đạt 39,05% KH; CTMTQG xây dựng nông thôn mới 44.061 triệu đồng, đạt 36,98% ΚΗ; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp so với mục tiêu Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 5/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể, vốn đầu tư đạt 56,12% KH (thấp hơn 13,88% so với mục tiêu đề ra đến ngày 30/9/2024 đạt 70% KH giao).

Nguyên nhân, do trong tháng 9, tình hình thiên tai, lũ lụt, sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội của tỉnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của nhà thầu, thực hiện các dự án phát triển sản xuất của vốn sự nghiệp. Cùng với đó, tổng nguồn vốn được phân bổ trong trong năm 2024 là rất lớn, do nguồn vốn thực hiện năm 2022, 2023 đạt thấp phải chuyển nguồn sang thực hiện…; các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 thiết kế có phạm vi, nội dung rộng, các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, đầy đủ. Nguồn cung vật liệu xây dựng gây khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. Điều kiện kinh tế - xã hội tại những nơi thực hiện chương trình còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nên khó khăn việc huy động đối ứng vốn; năng lực cán bộ ở cấp cơ sở còn hạn chế, chưa đồng đều; thời gian triển khai gấp, áp lực giải ngân lớn; việc điều chỉnh nguồn vốn, các chủ đầu tư chưa rà soát kỹ nên dẫn đến không sát với thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần...

Tại Hội nghị, đại biểu các ban, ngành và các huyện, thành phố báo cáo làm rõ kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện và thúc đẩy giải ngân các CTMTQG.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đề nghị: Các cơ quan, đơn vị, các địa phương tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh để thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch đã đề ra; các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cũng như của cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của các chương trình; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, đảm bảo nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, hình thức linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, từng vùng.

(BCĐ- Tin CĐ BDT tỉnh Cao Bằng) Cao Bằng: Chủ động trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 1
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi, thảo luận tại Hội nghị

Các chủ đầu tư khẩn trương đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công; chủ động rà soát để đề xuất điều chỉnh nguồn vốn các dự án, công trình; giải ngân kế hoạch vốn của các dự án sử dụng nguồn vốn kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024, tránh trường hợp không giải ngân hết, bị thu hồi vốn nhất là nguồn ngân sách Trung ương... Các huyện, thành phố đốn đốc các đơn vị, hỗ trợ các xã, phường, thị trấn thực hiện các dự án và giải ngân vốn các dự án đã giao.

Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các dự án, tiểu dự án; khẩn trương đẩy nhanh phê duyệt, thực hiện các dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chương trình ở các cấp, nhất là cấp cơ sở, kịp thời phát hiện các sai sót để điều chỉnh, giải quyết theo thẩm quyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định...

Đối với những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị chưa được giải đáp, trả lời thỏa đáng tại Hội nghị, đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để có hướng giải quyết dứt điểm, không để tồn tại kéo dài, đồng thời, có văn bản trả lời, hướng dẫn cụ thể các nội dung hoàn thành trước ngày 10/11. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chuyên môn, các cơ quan thường trực CTMTQG tiếp tục nghiên cứu, xem xét các vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương, tiếp tục tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị các bộ, ngành Trung ương để giải quyết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.