Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Thời sự
Cao Bằng: Làng nghề miến dong Án Lại hối hả vào vụ Tết
Chí Tín - Vũ Hảo
-
15:53, 18/01/2024
Xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An cách TP. Cao Bằng hơn 15 km, được nhiều người biết đến với sản phẩm miến dong Án Lại nổi tiếng. Miến Án Lại được các hộ sản xuất quanh năm, nhưng “ngày mùa” là dịp cuối năm, giáp Tết Nguyên đán. Nghề làm miến đã giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Tweet
15-01-2024
Cao Bằng: Sẽ đưa hát Then vào giảng dạy trong các trường phổ thông
12-01-2024
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024
Nghề làm miến dong ở Nguyễn Huệ đã có từ lâu. Xã có 10 xóm thì 100% xóm tham gia làm miến, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xóm: Án Lại, Canh Biện, Nặm Loắt với khoảng gần 150 hộ sản xuất. Các hộ dân địa phương đều gọi sản phẩm làm ra với tên chung là miến Án Lại.
Hiện nay, trên địa bàn xã Nguyễn Huệ có tổng diện tích trồng dong riềng lên tới 90,7 ha. Đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu để các hộ gia đình duy trì sản xuất.
Cây dong riềng được trồng từ tháng 1, tháng 2 âm lịch, đến tháng 9 âm lịch thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch, hộ làm miến sẽ chọn những củ to, già rửa sạch rồi cho vào máy xát. Sau đó, lọc nhiều lần để loại sạch đất bẩn, bột lắng đọng trong bể lọc đến khi có màu trắng đạt tiêu chuẩn. Bã củ dong sẽ được tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón.
Sau nhiều công đoạn lọc bột sạch và đạt màu sắc tiêu chuẩn, bột được đem phơi khô để sản xuất miến.
Trước đây, người dân xã Nguyễn Huệ làm miến hoàn toàn thủ công, hiện nay có sự hỗ trợ của một số loại máy móc: máy xát bột, máy ép miến, nhưng quá trình sản xuất nhiều công đoạn nên người dân cũng phải luôn tay và mất nhiều sức lao động.
Bột dong sạch, đạt tiêu chuẩn được pha với nước theo tỷ lệ thích hợp và đun cho bột chín đều, sánh thì cho vào máy ép miến.
Anh Lương Văn Hoàng, người làm nghề xóm Án Lại chia sẻ: Ngoài nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những ngày trời nắng mới làm được, còn ngày mưa hoặc thời tiết ẩm ướt phải nghỉ vì sản phẩm không phơi được sẽ hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn.
Công đoạn làm miến thường bắt đầu từ 7 - 8 giờ sáng kết thúc vào chiều muộn. Làm cả buổi trưa và thường xuyên phải theo dõi thời tiết, nếu có mưa rào phải thu ngay nếu không sẽ hỏng hết sản phẩm.
Miến dong Án Lại có đặc trưng khác biệt với những loại miến dong đang có trên thị trường, là sản xuất thủ công, không sử dụng bất cứ loại phụ gia hay hóa chất thực phẩm nào; sợi miến có màu hơi xám, khi nấu không bị nát, sau khi nấu để nguội có thể nấu lại vẫn không nát; khi ăn có hương vị đặc biệt của bột dong riềng nguyên chất do địa phương sản xuất.
Ngày 29/11 năm 2023 vừa qua, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với UBND xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An tổ chức Hội nghị triển khai Dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến dong Án Lại cho sản phẩm miến dong của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Mỗi ngày một hộ làm nghề có thể sản xuất khoảng 40 - 50 kg miến; miến làm ra đến đâu, khách hàng đến tận nhà thu mua. Vất vả nhưng nghề miến là nghề thu nhập chính của nhiều hộ dân nơi đây. Những ngày thường giá miến 60 nghìn đồng/kg, vào thời điểm này giá tăng lên 65 nghìn đồng/kg. Từ nghề làm miến, nhiều gia đình có nguồn thu ổn định, vươn lên khá giả.
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công 'ngàn năm tuổi'
Miến Án Lại
Miến Cao Bằng
Xã Nguyễn Huệ huyện Hoà An
Tết Giáp Thìn
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"
Quảng Nam: Ưu tiên tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm miền núi
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na
Tin cùng chuyên mục
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...
Lung linh “phố núi” A Nôr
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại
"Chữa bệnh" cho chiêng
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng