Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Cao Bằng: Phát huy thế mạnh nông sản giúp đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh và bền vững

Thùy Như - 10:46, 30/05/2023

Với diện tích đất nông nghiệp lớn, chưa bị xâm lấn bởi các chất hoá học, cộng thêm nền khí hậu đặc trưng, tỉnh Cao Bằng mang nhiều lợi thế để phát triển nông sản. Trong đó, nông sản đặc thù, chất lượng cao được xem là thế mạnh, điểm tựa để người dân vùng đồng bào DTTS ở Cao Bằng từng bước thoát nghèo bền vững.

Khí hậu và thổ nhưỡng của Cao Bằng phù hợp để trồng nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế cao.
Khí hậu và thổ nhưỡng của Cao Bằng phù hợp để trồng nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế cao.

Cao Bằng có khoảng 150.000ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, trong đó có nhiều loại cây trồng đặc hữu mang giá trị kinh tế cao.

Việc phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi, do phần lớn diện tích đất canh tác chưa bị xâm lấn bởi các chất hoá học. Đây là điều kiện để nông sản Cao Bằng có được chất lượng vượt trội so với nhiều địa phương khác.

Cao Bằng: Phát huy thế mạnh nông sản giúp đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh và bền vững 1
Miến dong Cao Bằng là sản phẩm rất được người dân ưa chuộng

Để nông sản Cao Bằng phát huy tối đa giá trị, giúp người dân (đặc biệt là đồng bào DTTS) thoát nghèo bền vững, những năm qua Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tích cực, thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường trong nước và quốc tế. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp tỉnh Cao Bằng từng bước thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025.

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã có 58 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đang trong quá trình xét, công nhận thêm gần 40 sản phẩm khác. Nhiều sản phẩm OCOP của Cao Bằng đã khẳng định được chỗ đứng, vị trí trên thị trường, trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Điển hình như các sản phẩm miến dong Tân Việt Á của Hợp tác xã Tân Việt Á, sản phẩm lạp sườn của Hợp tác xã Tâm Hòa hay sản phẩm chiếu trúc của Công ty TNHH 688 Cao Bằng…vv.

Nhiều sản phẩm nông sản của Cao Bằng trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng.
Nhiều sản phẩm nông sản của Cao Bằng trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đơn cử như trường hợp doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm đã liên kết, bao tiêu sản phẩm gạo nếp hương của nông dân, xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Sau khi được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, diện tích trồng gạo nếp hương tại huyện Bảo Lạc đã liên tục tăng, đạt 165 ha/vụ, năng suất bình quân 3,2 tấn/ha. Tuy năng suất của gạo nếp hương thấp hơn nhiều giống lúa khác, nhưng giá bán cao gần gấp ba lần, qua đó giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

Cơ sở sản xuất và chế biến chanh leo ở huyện Thạch An
Cơ sở sản xuất và chế biến chanh leo ở huyện Thạch An

Điểm tựa cho đồng bào DTTS thoát nghèo

Để các nông sản sạch, chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng, tỉnh Cao Bằng đã tích cực đưa sản phẩm lên nhiều sàn thương mại điện tử có uy tín. Cụ thể, hơn 330 sản phẩm nông sản của Cao Bằng được các cơ quan có trách nhiệm đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart, trong đó chủ yếu là sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, như: Thạch đen, lạp sườn, hạt dẻ, miến dong, bún khô, bí thơm, dao Phúc Sen, trà, nhóm mặt hàng tinh dầu, rượu ngô, mác mật, hoa hồi khô, giảo cổ lam, nấm hương rừng, gạo nếp, thịt hun khói… Số truy cập và đăng ký mua hàng trung bình đạt hàng nghìn lượt người/tháng.

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quảng bá, người nông dân trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện để phối hợp, lựa chọn, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng trên sàn thương mại điện tử, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Hàng trăm sản phẩm nông sản của Cao Bằng được quảng bá trên sàn thương mại điện tử.
Hàng trăm sản phẩm nông sản của Cao Bằng được quảng bá trên sàn thương mại điện tử.

Xác định được các nông sản đặc thù theo vùng, nhiều mô hình hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được triển khai nhân rộng, qua đó tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Nằm trên địa bàn huyện Hoà An, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, HTX Án Lại lựa chọn mô hình phát triển vùng nguyên liệu dong riềng, để tạo ra các nông sản chất lượng. Nhờ nguồn vốn cho vay từ các chương trình mục tiêu quốc gia, HTX đã đầu tư máy móc, xây dựng nhà xưởng để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho lượng lớn lao động tại địa phương.

Nhiều địa phương Cao Bằng đang tập trung phát triển nông sản theo quy mô lớn theo vùng
Nhiều địa phương Cao Bằng đang tập trung phát triển nông sản theo quy mô lớn theo vùng

Không những thế, HTX Án Lại còn bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hàng trăm hộ liên kết trong xã với sản lượng trung bình 6 tấn/hộ/năm. Nhờ đó, các hộ thành viên của HTX Án Lại và hàng chục lao động địa phương có việc làm ổn định với thu nhập trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

Một mô hình khác có nhiều đóng góp cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là HTX Nông nghiệp Yên Công, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Đơn vị lựa chọn việc trồng và sản xuất các sản phẩm từ nấm hương hữu cơ.

Theo chia sẻ của bà Tạ Thị Thu Yên, Giám đốc HTX Nông nghiệp Yên Công, sản phẩm nấm hương của đơn vị được sản xuất theo hướng hữu cơ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu đầu vào không có tạp chất, quá trình sản xuất được HTX quan tâm, nên chất lượng nấm đảm bảo, có hương thơm và chất lượng đặc trưng, được người tiêu dùng đón nhận. Hiện nay, HTX tạo việc làm thường xuyên cho gần chục lao động với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.


Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.