Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Câu Lạc bộ văn hóa, văn nghệ: Góp phần quan trọng bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

PV - 14:01, 15/10/2018

Ðể bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, những năm qua, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thường xuyên chỉ đạo và tạo điều kiện cho các xã, thôn bản và các cá nhân tham gia giữ gìn văn hóa của dân tộc bằng việc khuyến khích thành lập các câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có hàng chục CLB đang hoạt động, góp phần đưa phong trào văn hóa, văn nghệ của huyện không ngừng phát triển.

Theo thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa, hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 45 CLB hát Then, đàn Tính, trong đó có 26 CLB của các xã, thị trấn, 15 CLB của các đơn vị trường học, còn lại là CLB của một số thôn, bản.

Việc phát triển các CLB, đội văn nghệ góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở. Việc phát triển các CLB, đội văn nghệ góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

Bà Lê Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa cho biết, các CLB hát Then, đàn Tính và các đội văn nghệ cấp xã đều hoạt động rất hiệu quả. Các huyện thường xuyên tổ chức giao lưu, đồng thời tham gia biểu diễn tại các dịp lễ, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Từ đầu năm 2018, hát Then, đàn Tính huyện Chiêm Hóa đã phối hợp với các đội văn nghệ của các xã tổ chức tập luyện và biểu diễn 20 chương trình văn nghệ với 280 diễn viên tham gia, biểu diễn 167 tiết mục phục vụ trên 35.000 lượt người xem, như: Tổ chức chương trình văn nghệ Xuân Mậu Tuất gắn với hoạt động khai trương Hội chợ; phối hợp với Huyện đoàn tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2018; biểu diễn tại các xã nhân kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực, trình độ cho các đội, CLB văn nghệ, đầu năm 2018 huyện đã mở lớp tập huấn hát Then, đàn Tính cho 26 học viên đến từ 26 xã, thị trấn trên địa bàn.

Tham gia lớp tập huấn hát Then, đàn Tính của huyện Chiêm Hóa, anh Hoàng Kiến Các, thành viên CLB hát Then, đàn Tính xã Yên Nguyên đã học hỏi thêm nhiều về kỹ thuật, cách hát, cách đánh đàn. Anh Các sau khi hát cho chúng tôi nghe bài “Tuyên Quang nhớ ơn Bác Hồ” mà anh được học tại lớp tập huấn, anh bảo: “Trước đây, tôi từng hát bài này, nhưng chưa có nhiều kỹ thuật Then mà chỉ hát theo bản năng, và những lời truyền miệng. Sau thời gian được tập huấn, tôi đã hiểu hơn về các kỹ thuật lấy hơi, luyến láy nhịp điệu. Khi trở về xã sinh hoạt với CLB, tôi sẽ chia sẻ với mọi người để cùng nhau tập luyện được nhiều tiết mục hay, đặc sắc phục vụ nhân dân”.

Bà Ma Thị Tương, cán bộ văn hóa xã Phúc Sơn chia sẻ: Phúc Sơn luôn là một trong những xã có phong trào văn hóa sôi nổi của huyện Chiêm Hóa. Hiện nay, xã Phúc Sơn có một CLB hát Then, đàn Tính, 7 CLB hát Páo dung và một số CLB gia đình văn hóa, giáo dục pháp luật. Các CLB luôn cố gắng để hoạt động nền nếp, có hiệu quả. Trong các cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng, các CLB được hỗ trợ thuê các thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại, trang phục biểu diễn, tạo điều kiện tập luyện tốt nhất, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ ngày càng cao của người dân địa phương.

Tháng 9 vừa qua, xã Phúc Sơn vinh dự nhận giải Nhất tại Liên hoa hát Then, đàn Tính huyện Chiêm Hóa. Cũng từ các cuộc liên hoan, giao lưu văn nghệ, xã sẽ lựa chọn những gương mặt xuất sắc, nòng cốt tham gia liên hoan cấp huyện, tỉnh”.

Việc duy trì và phát triển các CLB, đội văn nghệ trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đã góp phần từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.