Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây kinh giới trị một số bệnh thường gặp

PV - 13:51, 03/09/2019

Trị bệnh lên sởi (và chữa các chứng lở ngứa):

baodantoc_kinh_gioi

Bài 1: dùng kinh giới và kim ngân hoa cả cây hoa lá cành (bỏ rễ) mỗi thứ 15-20g. Sắc uống nóng.

Bài 2: kinh giới 8g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 4g, phòng phong 4g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Bài 3: kinh giới tuệ 4g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, cát căn 12g, thăng ma 8g, cam thảo 4g.

Bài 4: kinh giới 4-6g; ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, đạm, đậu xị mỗi thứ 8-12g; cát cánh, trúc diệp, bạc hà mỗi thứ 8-12g; cam thảo 2-4g. Sắc uống.

Lưu ý: Kinh giới không dùng khi sởi toàn phát và thời kỳ hồi phục.

Trẻ em mọc rôm sẩy, đinh nhọt: lá và hoa kinh giới nấu lấy nước cho trẻ uống và lá tươi vò giã nát cho vào nước tắm.

Trẻ bị sưng rốn: lá kinh giới nấu nước rửa rốn, rồi dùng hành nướng thái mỏng, để nguội đắp lên rốn.

Dị ứng, mẩn ngứa ngoài da: hoa kinh giới 12g, lá đơn đỏ 12g, hoa húng quế 12g. Sắc lấy nước uống.

Viêm mũi dị ứng: hoa kinh giới 8g, hoa húng quế 8g, cây cứt lợn (hoa tím) 8g, lá cây cối xay 12g. Sắc uống chia 2 lần trong ngày.

Cảm lạnh (nhức đầu chảy nước mũi, hắt hơi): hoa kinh giới khô, bạch chỉ, 2 vị lượng bằng nhau tán nhỏ. Uống mỗi lần 4g với nước nóng cho ra mồ hôi.

Trúng gió méo miệng (liệt dây 7 ngoại biên): lá kinh giới 1 nắm giã lấy nước uống ngay.

Nặng đầu, cứng gáy: lá và hoa kinh giới phơi trong bóng râm cho khô nhồi vào gối đầu hoặc rải xuống chiếu để nằm (có sách dặn chỉ gối sau tiết thu, đến tháng lập xuân bỏ đi).

Lở loét bắp chân, bàn chân do phong độc: lá kinh giới 1 nắm đốt thành tro, 1 củ hành giã nát vắt lấy nước, trộn 2 thứ đắp lên chỗ loét. Trước khi đắp rửa sạch vết loét bằng nước cam thảo.

Trị xuất huyết

Chảy máu cam: hoa kinh giới sao đen 12g, sắc lấy nước uống.

Băng huyết, lậu huyết: kinh giới 15g, gương sen 16g. Cả 2 vị sao đen tán bột. Ngày uống 3 lần khi đói bụng. Mỗi lần 5g.

Kiêng kỵ: Người biểu chứng dương hư, ra mồ hôi không phải ngoại cảm, nhức đầu do âm hư hỏa vượng cấm dùng.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.