Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm daĐặc điểm thực vật
Lưỡi bò là loại cây thảo sống hằng năm, có thể cao đến 1m. Rễ cây rất khỏe còn phần thân mọc đứng, có rãnh dọc và ít phân nhánh. Các lá ở gần gốc thường to hơn nhiều so với các lá ở phần trên.
Lá dưới thân rộng từ 5 – 7cm, còn các lá giữa thân thường thon thuôn và tù 2 đầu. Cả 2 mặt của lá có màu giống nhau, nhẵn, mép nguyên, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp.
Hoa màu xanh mọc ở ngọn, đặc biệt càng về phía đỉnh càng mọc sát nhau. Cuống hoa mảnh dài từ 1 – 3cm và có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn và kéo dài ra thành 1 đầu nhọn. Quả có hình 3 cạnh và nằm ngay trong bao hoa. Mùa hoa rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6.
Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò
Chữa mẩn ngứa do nóng: Dùng lá lưỡi bò tươi 15g, rửa sạch giã nát, sát nhè nhẹ nơi ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần.
Chữa thiếu máu do thiếu sắt, mất ngủ ở phụ nữ mang thai, sinh đẻ: Rễ cây lưỡi bò 30g, kê nội kim 10g, đan sâm 15g, tất cả sắc uống, ngày 1 thang, uống trong khoảng 15 ngày.
Chữa viêm da thần kinh: Chuẩn bị 8 chỉ rễ cây lưỡi bò cùng với 6g khô phàn. Lấy hai vị thuốc trên đem tán thành bột rồi trộn đều với 1 ít dấm. Sau đó bôi trực tiếp lên vùng da đau ngứa, tần suất 1 – 2 lần/ngày.
Chữa hắc lào: Dùng rễ lưỡi bò 90g, phơi khô ngâm với 600ml rượu, mỗi ngày lắc bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, ngày 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rễ lưỡi bò 15g, thái mỏng, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc ngày một lần, đắp liền 3 ngày.
Chữa nhọt mủ nặng: Rễ cây lưỡi bò, diếp cá, đan sâm, sinh địa, cam thảo mỗi thứ 30g, đại thanh diệp, đại hoàng, bồ công anh, tảo hưu mỗi thứ 15g. Các vị thuốc trên sắc, lọc bỏ bã, uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm da do tiếp xúc: Rễ cây lưỡi bò 20g, hoàng bá 20g, sinh địa 30g. Đem sắc thành hỗn hợp sệt rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.
Chữa táo bón: Rễ lưỡi bò 4g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch đổ 3 bát con nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày.
Trị sẹo thâm: Rễ cây lưỡi bò, đan sâm, sinh địa, cam thảo mỗi thứ 30g, đại hoàng 15g, đương quy, cúc hoa, tạo giác, mẫu lệ mỗi thứ 8g. Các vị thuốc trên sắc, lọc bỏ bã, uống ngày 1 thang.
Chữa cảm cúm: Thạch cao sống 50g, rễ cây lưỡi bò, rễ sắn dây, sài hồ mỗi thứ 30g. Các vị thuốc trên sắc trên lửa nhỏ, lọc bỏ bã, uống ngày 1 thang.
Trị u tế bào lưỡi ác tính: Chuẩn bị 10g rễ cây lưỡi bò, 30g quyền bá, 30g cương miên căn, 30g thạch kiến xuyên, 15g bản lan căn, 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 10g từ trường khanh, 10g thổ hoàng bá, 3g nông cát lị, 10g mộ hương, 15g nhan cầu. Các vị thuộc trên đem cho vào ấm sắc kỹ với 1 thăng nước trong 30 phút. Chia làm nhiều lần uống, chỉ dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc xổ: Chuẩn bị 6g rễ cây lưỡi bò cùng với 3g cam thảo. Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc với 300ml đến khi còn phân nửa. Chia làm 2 – 3 lần uống vào buổi sáng khi bụng đói.
Chữa tím do dị ứng, xuất huyết nội: Cần có 30g cả cây lưỡi bò. Cho vị thuốc vào ấm, đổ thêm 600ml nước sắc trên lửa nhỏ. Thu lấy khoảng 200ml, lọc bỏ phần bã, chia làm 2 lần uống, này dùng 1 thang.
Hoặc: Chuẩn bị rễ cây lưỡi hổ lượng tùy ý. Vị thuốc đem tán thành bột, mỗi lần lấy 9g uống với nước sôi ấm. Tần suất dùng: 2 lần/ngày.
Lưu ý:
Không sử dụng ở người đang bị tiêu chảy cấp, đi cầu phân lỏng.
Trong lá có hàm lượng oxalic rất cao có thể gây độc, do đó không dùng với lượng lớn cùng một lần. Lá phải dùng khi đã phơi khô để giảm bớt lượng oxalic, nếu dùng lá non phải đun sôi thật kỹ.
Hạn chế sử dụng cho người bệnh sỏi thận, bệnh nhân thấp khớp hay bệnh lý gout.
Mặc dù là dược liệu tự nhiên nhưng vẫn có thể không an toàn cho thai nhi do làm lượng anthraquinone có trong rễ. Do đó, phụ nữ có thai hạn chế sử dụng.