Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới

PV - 10:00, 03/01/2023

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 3/1, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 665.429.692 ca nhiễm và 6.698.804 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 172.944 ca nhiễm mới, trong đó châu Á đứng đầu với 143.629 ca.

Trong 24 giờ qua, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực châu Á. (Ảnh: yellowfinbi.com)
Trong 24 giờ qua, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực châu Á. (Ảnh: yellowfinbi.com)

Theo worldometers.info, hiện toàn thế giới có 637.307.658 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.423.230 ca bệnh đang điều trị thì có 21.382.489 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 40.741 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 243.057.713 trường hợp, trong đó có 1.982.412 ca tử vong và 237.443.566 ca được điều trị khỏi.

Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 15.428 ca mắc COVID-19 mới, trong đó Nga ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất châu lục với 3.884 ca, tiếp đến là Romania với 3.605 ca; Pháp với 2.246 ca; Áo ghi nhận thêm 1.257 ca; Serbia với 1.064 ca…

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 1/3 là 121.535.736 trường hợp, trong đó Mỹ có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất khu vực, với 102.673.243 ca nhiễm và 1.118.386 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 1.278 ca nhiễm mới COVID-19.

Tính đến sáng 3/1, Nam Mỹ có tổng cộng 66.989.363 ca nhiễm COVID-19, với 1.342.165 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 11.136 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó Uruguay đứng đầu với 8.173 ca; tiếp đến là Chile với 2.380 ca, Bolivia ghi nhận 583 ca.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 36.357.101 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Argentina với 9.963.697 ca; Colombia ghi nhận 6.345.115 ca…

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 207.469.674 trường hợp, với 1.513.106 ca tử vong và 193.820.502 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 143.629 ca nhiễm mới, trong đó Nhật Bản đứng đầu với 76.264 ca, tiếp đến là Hàn Quốc với 22.735 ca, Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận 16.602 ca, …

Tính đến sáng 3/1, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.742.497 ca và 258.345 trường hợp. Nam Phi hiện dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi ghi nhận 4.049.366 ca nhiễm và 102.568 ca tử vong vì dịch bệnh. Morocco là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lớn thứ 2 trong khu vực khi ghi nhận 1.271.616 ca lây nhiễm và 16.295 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Ethiopia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất với 71 ca, Nigeria ghi nhận thêm 69 ca; Nam Phi ghi nhận 47 ca, Zambia ghi nhận thêm 32 ca.

Hiện khu vực châu Đại Dương có tổng số 13.633.988 trường hợp mắc COVID-19, với 23.389 ca tử vong. Trong đó, Australia hiện đang dẫn đầu khu vực về mức 11.132.933 ca; New Zealand với 2.094.354 ca. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 1.244 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó Australia chiếm tới 1.226 ca./.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.