Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Chỉ phạt thôi là chưa đủ

PV - 11:28, 04/03/2019

Mới đây, dư luận xã hội bức xúc trước hình ảnh, nhóm người trải chiếu vô tư ăn uống trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Sau đó, nhóm người này đã bị Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt 5,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (2 tháng). Tuy nhiên rất nhiều ý kiến từ dư luận cho rằng, chỉ phạt thôi là chưa đủ, mà có thể khởi tố trách nhiệm hình sự tạo sức răn đe. Bởi đây không phải là lần đầu tiên diễn ra cảnh tượng phản cảm khi tham gia giao thông này.

Trước đây, dư luận từng bức xúc trước những hình ảnh như nhóm thanh niên ở Phú Thọ cầm hung khí chặn ô tô xin tiền cũng trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Hay 3 thanh niên ở Quảng Ninh dùng gạch ném vỡ kính ô tô trên cao tốc Hạ Long-Hải Phòng.

Tất cả các hành vi này, tùy theo mức độ đều bị cơ quan Công an điều tra, xử phạt hoặc khởi tố theo đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng, một điều đáng phải suy nghĩ là dù chúng ta đã dùng nhiều chế tài từ dân sự, hành chính đến hình sự để răn đe, nhưng những sự việc vi phạm pháp luật không chấm dứt mà ngày càng xuất hiện với các hình thức khác nhau, cụ thể như nhóm người trải chiếu vô tư ăn uống trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, trực tiếp tạo ra nguy cơ mất toàn về giao thông.

Nhiều người tụ tập ăn uống vô tư trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Nhiều người tụ tập ăn uống vô tư trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Các hành vi phản cảm như đã nói ở trên, đa phần được thực hiện bởi các đối tượng trẻ tuổi. Có những hành vi của các đối tượng không mang tính chất phạm tội chuyên nghiệp mà chỉ đơn giản là “tiện thì làm, thích thì làm, làm để vui…”. Họ vô tư đến nỗi không nhận thức được sự nguy hiểm đến với chính mình và những người tham gia giao thông. Cụ thể hơn là họ đang vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Có thể thấy, căn nguyên của hiện tượng này xuất phát từ ý thức của nhóm người trẻ tuổi thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, với xã hội. Lối sống hiện đại, tự do quá trớn đang khiến họ trở nên ích kỷ, tha hóa, lệch lạc.

“Bắt mạch” đúng bệnh sẽ góp phần giúp chúng ta “bốc thuốc” chính xác. Bên cạnh các biện pháp pháp luật để giải quyết phần ngọn của vấn đề, chúng ta cần phải có nhiều loại “thuốc bổ” tăng cường sức đề kháng cho xã hội. Trong đó, biện pháp giáo dục rất quan trọng.

Theo đó, chúng ta cần phải vun đắp, giáo dục cho giới trẻ hiện nay các ý thức về chấp hành pháp luật, về cộng đồng, xã hội, nhận thức về chuẩn mực văn hóa, quy tắc ứng xử xã hội phù hợp. Những điều này không thể chỉ được thực hiện bằng hình thức suông, giáo điều mà cần đi vào thực chất, hệ thống. Mà trước hết những người đi trước cần tuân thủ chấp hành pháp luật làm gương cho thế hệ trẻ.

KẺ SĨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Đăk Hà (Kon Tum): Chính quyền đem đất công cho dân mượn và giao đất không qua đấu giá

Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?