Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chính sách cho cộng tác viên dân số khu vực miền núi: Còn nhiều bất cập

PV - 10:14, 08/02/2018

Cộng tác viên (CTV) dân số là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật dân số đến với người dân. Việc làm vất vả, thầm lặng của họ đã giúp chính quyền nhiều địa phương vươn lên phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chế độ cho đội ngũ CTV dân số vẫn còn nhiều bất cập.

Xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là xã miền núi khó khăn, dân số chủ yếu là đồng bào Vân Kiều.

Điều kiện tự nhiên, xã hội mang tính đặc thù, các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô thường sống cách xa nhau nên công tác quản lý, tuyên truyền về dân số gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Muốn tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách dân số, các CTV dân số phải đến từng hộ gia đình vào ban đêm, vì ban ngày mọi người đều lên nương rẫy.

Một buổi tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Một buổi tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

 

Chị Hồ Thị Mưng, ở bản Úp Ly 2, xã Thuận cho biết: Gia đình chị có 4 đứa con, chồng muốn sinh thêm cháu nhỏ nữa cho gia đình đông đủ sau này sẽ có nhiều lao động, mặc dù chị Mưng đã khuyên bảo chồng thế nhưng chồng dứt khoát không nghe, bởi anh cho rằng “trời sinh voi sinh cỏ”.

Nhờ cán bộ dân số đến nhà phân tích cho chồng về những khó khăn nếu sinh đông con nên chồng chị nghe theo và dừng lại không sinh thêm để nuôi các cháu cho tốt hơn, hiện nay các con của chị đều khỏe mạnh, nhà đã có của ăn của để không lo thiếu đói nữa.

Chị Trần Thị Thu Hiền, cán bộ phụ trách dân số xã Thuận, cho biết: Xã có 14 bản thì có 13 CTV dân số. Công việc chính của các CTV dân số là giúp chính quyền các cấp có những số liệu tin cậy cập nhật về tình hình DSKHHGĐ; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dân số đến với từng người dân.

Qua tìm hiểu được biết, vấn đề tuyên truyền pháp luật dân số cho đồng bào dân tộc là vấn đề không đơn giản đó là do phong tục tập quán, do điều kiện địa lý… Các CTV dân số ở miền núi khi đi tuyên truyền đều phải kiên trì, tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cặp vợ chồng trẻ mới hiểu được những hệ lụy của việc sinh nhiều con và những lợi ích mà KHHGĐ mang lại…:

Điều đáng quan tâm là trong khi chế độ phụ cấp còn nhiều bất cập chỉ được nhận 150.000 đồng/người/tháng. Với mức phụ cấp này thì rất khó để đội ngũ CTV dân số hoạt động nhiệt tình, tâm huyết, yên tâm công tác.

Bà Trương Thị Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình huyện Hướng Hóa cho biết: Huyện Hướng Hóa có 234 CTV dân số.

Thời gian qua đội ngũ này đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách về dân số, góp phần quan trọng tạo nên những kết quả tích cực trong công tác DSKHHGĐ của huyện.

Tuy nhiên, hiện nay chính sách đãi ngộ cho lực lượng này đang còn bất cập. Chúng tôi luôn mong muốn các cấp, ngành cần có sự quan tâm hơn nữa đến đội ngũ CTV dân số.

Theo ông Trương Hữu Thiện, Chi Cục trưởng Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Quảng Trị thì vẫn biết phụ cấp đối với CTV dân số ở các thôn bản còn nhiều bất cập, tuy nhiên đây là quy định cứng của Nhà nước, ngành Dân số rất trăn trở thế nhưng kinh phí cho lực lượng này phụ thuộc vào ngân sách nên đành chấp nhận.

Để đội ngũ CTV dân số có động lực cống hiến chúng tôi rất mong chính quyền các địa phương quan tâm trích nguồn hỗ trợ thêm nhằm động viên họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển DSKHHGĐ của địa phương; nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào vùng sâu, vùng xa…

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.