Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh Duyên hải miền Trung

T.Nhân - H.Trường - 13:22, 02/11/2024

Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.

Người có uy tín có những đóng góp to lớn đối với cộng đồng và luôn đi đầu trong công tác vận động quần chúng Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Người có uy tín có những đóng góp to lớn đối với cộng đồng và luôn đi đầu trong công tác vận động quần chúng Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Xác định Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong đồng bào DTTS, UBND tỉnh Bình Định và các ngành, các địa phương luôn quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để Người có uy tín tiếp tục đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có 121 Người có uy tín thuộc 6 huyện: Vân Canh (28 người), Vĩnh Thạnh (31 người), An Lão (40 người), Hoài Ân (13 người), Tây Sơn (7 người), Phù Cát (2 người).

Ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho biết: Trên cơ sở danh sách Người có uy tín đã được công nhận và nguồn kinh phí được bố trí hằng năm, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách cho Người có uy tín theo quy định. Trong đó, đã thực hiện chính sách hỗ trợ Người có uy tín là 500.000 đồng/người/tháng để tham gia công tác vận động, tuyên truyền tại cơ sở; thực hiện cấp Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Bình Định cho Người có uy tín.

Hằng năm, tôi được các cấp, ngành, chính quyền địa phương tới thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, Tết; được tham gia các lớp tập huấn; đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn… Qua đó, giúp tôi nhận thức được vinh dự, trách nhiệm của mình với cộng đồng; kịp thời nắm bắt những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc để thực hiện tốt công tác tuyên truyền”.

Ông Châu Kim Mỹ, Người có uy tín thôn Thành Ý, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Ngoài ra, Ban Dân tộc còn tổ chức các Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật, quốc phòng, an ninh; kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng; cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, chính sách dân tộc đang được triển khai trên địa bàn tỉnh; thăm hỏi, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần cho Người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, thăm hỏi ốm đau và trong các dịp lễ, Tết; tổ chức các đoàn Người có uy tín tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh;...

Tỉnh Quảng Nam cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt chính sách dành cho Người có uy tín. Theo ông ALăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, việc thực hiện Quyết định 12 và Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, những già làng, Người có uy tín phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, tập hợp, vận động quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức 6 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng… cho gần 400 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức nhiều đợt cho Người có uy tín đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai... để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc.

Tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, tỉnh luôn quan tâm chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho Người có uy tín. Ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Những năm qua, ngoài việc cấp hàng trăm ngàn tờ báo địa phương cũng như Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín, Ban Dân tộc cũng đã cấp gần 1.000 radio, tổ chức nhiều đoàn đại biểu Người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh với gần 200 người tham gia. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng cho 379 lượt người có thành tích tiêu biểu trong phát huy vai trò của Người có uy tín tại địa phương. Việc chăm lo đời sống cho Người có uy tín cũng được Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện đặc biệt quan tâm thực hiện.

Tỉnh Bình Định thực hiện đúng quy định về việc cấp phát Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Bình Định cho Người có uy tín
Tỉnh Bình Định thực hiện đúng quy định về việc cấp phát Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Bình Định cho Người có uy tín

Tại tỉnh Ninh Thuận, việc thực hiện các chính sách cho Người có uy tín cũng được thực hiện đầy đủ. Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 124 Người có uy tín được bà con ở thôn, xóm bình chọn, suy tôn, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có vai trò và ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương.

Hằng năm, Người có uy tín được cấp miễn phí đầy đủ các loại báo như: Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Ninh Thuận; tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc, các tỉnh Đông Nam Bộ và các tỉnh Duyên hải miền Trung với 244 lượt người tham gia.

Bà Pi Năng Thị Thuỷ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết: Triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2023, UBND tỉnh đã hỗ trợ cho mỗi Người có uy tín 1 điện thoại thông minh, mỗi xã được cấp 2 máy tính xách tay, tạo điều kiện cho Người có uy tín cập nhật thông tin, phục vụ hiệu quả các cuộc họp trực tuyến, chuyển tải kịp thời những vấn đề có liên quan đến công tác dân sinh của đồng bào DTTS, ý kiến của Nhân dân.…

Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực đẩy lùi hủ tục ở miền biên viễn: Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” để đẩy lùi tảo hôn (Bài 2)

Nỗ lực đẩy lùi hủ tục ở miền biên viễn: Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” để đẩy lùi tảo hôn (Bài 2)

Tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Những hoạt động được tỉnh tích cực triển khai trong thời gian qua đã và đang thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS.
Đọc nhiều