Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Chợ phiên vùng cao chào Xuân 2021

PV - 14:40, 29/12/2020

Chào mừng năm mới 2021, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức không gian văn hóa với chủ đề "Chợ phiên vùng cao chào xuân 2021" từ ngày 31/12/2020 đến ngày 3/1/2021.

Sự kiện tái hiện không gian chợ phiên ngày xuân mới, nơi mua bán, trao đổi hàng hóa; gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc, nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung".

"Chợ phiên vùng cao chào xuân 2021" có sự tham gia của hơn 100 đồng bào các dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Ngoài ra, còn có đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao tỉnh Bắc Cạn; dân tộc Hà Nhì tỉnh Điện Biên; dân tộc Lự tỉnh Lai Châu tham dự.

Chợ phiên vùng cao chào xuân 2021 giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa: HL)
Chợ phiên vùng cao chào xuân 2021 giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa: HL)

Trong khuôn khổ sự kiện, Ban Tổ chức sẽ tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao cùng gặp gỡ nhìn lại một năm đã qua và niềm vui hân hoan đón chào năm mới 2021. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Hà Nhì, Lự,...

Bên cạnh đó, còn có hoạt động giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian nghệ thuật múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn; Giới thiệu, trình diễn nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc vùng cao như nghề thêu và trang trí hoa văn trên vải của nhóm Dao đỏ tỉnh Bắc Kạn; thêu khăn piêu của các thiếu nữ dân tộc Thái tỉnh Sơn La; nét đẹp của các nghề đan lát truyền thống của các dân tộc đến từ Lai Châu, Bắc Kạn, Điện Biên... Tái hiện lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu; Tết Khù sự chà của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Điện Biên; nghi thức On rô pơ rông của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Kon Tum; các gian hàng giới thiệu sản vật đặc trưng, như: Miến dong, rượu men lá dân tộc, gạo nếp, bí xanh thơm Ba Bể, nấm hương Na Rì, mật ong rừng...

Ngoài ra, các hoạt động hằng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc tại Làng vẫn được diễn ra với các chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm.

Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.