Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chủ động phương án đón học sinh quay trở lại trường khi dịch bệnh được kiểm soát

T.Hợp - 17:11, 16/09/2021

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3252/SGDĐT-CTTT về việc bảo đảm an ninh an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích năm 2021-2020.Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 trước khi đón học sinh quay trở lại trường khi dịch bệnh được kiểm soát, khống chế.

Phun khử khuẩn đón học sinh quay lại trường học. Ảnh minh họa
Phun khử khuẩn đón học sinh quay lại trường học. Ảnh minh họa

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc; phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch Covid-19 của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn tại Công văn số 6666/BYT-MT, ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế trước khi đón học sinh quay trở lại trường khi dịch, bệnh được kiểm soát, khống chế; tiếp tục phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tiêm vaccine phòng, chống Covid-19 cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, bảo đảm 100% được tiêm tối thiểu 1 mũi; tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế, thường xuyên khai báo y tế bằng mã QR, qua Website https://tokhaiyte.vn.  

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình học trực tuyến tại gia đình, Sở yêu cầu các nhà trường quán triệt đến toàn thể giáo viên tham gia dạy trực tuyến, đặc biệt là giáo viên tiểu học, phối hợp cùng phụ huynh trao đổi thông tin, quan tâm hỗ trợ kịp thời việc học tập của học sinh tại nhà; tăng cường cảnh báo cho các bậc cha mẹ học sinh về việc phải giám sát, kiểm tra độ an toàn của các trang thiết bị cho con dùng và hướng dẫn con tuân thủ những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của các thiết bị phục vụ học trực tuyến.

Về vấn đề bảo đảm an toàn trong mùa mưa, bão, Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường rà soát cây xanh trong khuôn viên, nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ thì phải báo cáo để được xử lý kịp thời; trường hợp chưa thực hiện ngay được thì phải có cảnh báo nguy hiểm. Đồng thời, kiểm tra cơ sở vật chất (tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, cây xanh, bàn ghế, bảng, hệ thống điện...) kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn và có biện pháp khắc phục.

Để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà trường cần tiếp tục đầu tư xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung bảo đảm đúng yêu cầu chuyên môn; quán triệt đến cán bộ, giáo viên, học sinh nâng cao ý thức khi khai thác tư liệu trên môi trường mạng phục vụ giảng dạy, học tập, cảnh giác trước những nguy cơ phát tán của những thông tin xấu, hoặc vô tình tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không phù hợp với quy định của pháp luật.

Các trường trường phải có quy định về kiểm soát, phê duyệt những tư liệu tranh, ảnh, hình nền, clip... của giáo viên, học sinh tự khai thác sử dụng trong giảng dạy, học tập trực tuyến, nhằm tránh những sai sót về mặt chuyên môn cũng như bảo đảm đúng các quy định của pháp luật trong các hình ảnh, tài liệu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.