Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chú trọng cán bộ người DTTS tham gia cấp ủy

Thanh Huyền - 10:03, 29/06/2020

Những ngày này, Đại hội Đảng bộ các cấp đang diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nức trên khắp các vùng miền của đất nước. Tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhiều cán bộ người DTTS đã trúng cử, tham gia cấp ủy. Điều đó cho thấy sự quan tâm đến công tác cán bộ người DTTS của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện để cán bộ người DTTS vươn lên, khẳng định và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Cán bộ DTTS phấn khởi tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quản Bạ (Hà Giang) lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cán bộ DTTS phấn khởi tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quản Bạ (Hà Giang) lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Có mặt tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quản Bạ (Hà Giang) lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chúng tôi mới thấy hết không khí vui tươi, phấn khởi của người dân nơi đây và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong việc quyết tâm thực hiện đạt 100% các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đã đặt ra trong nhiệm kỳ qua. 39 đồng chí vừa được bầu vào Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó có 17 cán bộ là người DTTS (chiếm 43,6%). Những đồng chí được bầu vào BCH đều trúng cử với số phiếu rất cao.

Là cán bộ người DTTS vừa được bầu vào BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới, ông Sùng Mý Lùng, dân tộc Mông, Bí thư Đảng ủy xã Thái An chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi vừa được các đại biểu tín nhiệm bầu vào BCH Đảng bộ huyện. Đó là niềm vinh dự nhưng cũng đặt trên vai trọng trách đối với cá nhân tôi”.

Theo ông Lùng, trong nhiệm kỳ mới, tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cấp ủy của xã Thái An là trên 90%. Trong điều kiện xã còn nhiều khó khăn, có tới 42,6% dân số thuộc diện hộ nghèo, Đảng bộ xã sẽ nỗ lực hơn nữa trong phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh, để giúp người dân có sinh kế ổn định, thoát nghèo.

Để chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy Hà Giang đã chỉ đạo cấp ủy các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện công tác nhân sự bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch; trong đó, chú trọng phát triển cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS. Tỉnh ủy Hà Giang cũng đã phê duyệt đối với 106 đồng chí được quy hoạch vào BCH Đảng bộ tỉnh, 25 đồng chí được quy hoạch vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trình Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt 8 đồng chí quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 2021 - 2026. Trong đó, cán bộ là người DTTS chiếm 48,11%.

Tại nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi khác trên cả nước cũng đã chú trọng, quan tâm đến tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cấp ủy. Ví dụ, đối với huyện Nam Giang (Quảng Nam), đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư của 55/55 tổ chức cơ sở đảng. Qua phân tích, đánh giá chất lượng cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 đều đạt và tăng hơn so với nhiệm kỳ qua. Đặc biệt, số cấp ủy người DTTS là 175/196 đồng chí, chiếm tỷ lệ 89,2%.

Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng hướng dẫn, tỷ lệ cấp ủy viên là người DTTS phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS vào các chức danh có cơ cấu tham gia cấp ủy khóa mới; đồng thời, có giải pháp hiệu quả chuẩn bị nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài. Sự quan tâm này góp phần tạo nguồn nhân lực cán bộ DTTS chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.