Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Chữa đau xương khớp bằng thảo dược

Như Ý - 08:19, 02/08/2024

Bệnh khớp là một trong số các bệnh lý phổ biến nhưng lại khó chữa trị và rất dễ tái phát nhất là khi trời trở lạnh. Chữa bệnh xương khớp từ thảo dược tự nhiên là một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Các loại cây như lá lốt, ngải cứu, nha đam, cây xấu hổ… từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Sau đây là cách sử dụng thảo dược để chữa bệnh xương khớp mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược

Cây ngải cứu

Là một dược liệu chữa bệnh đau nhức xương khớp phổ biến, nhờ có khả năng chống viêm và giảm đau, đặc biệt trong các trường hợp viêm xương khớp. Cách sử dụng cây ngải cứu để chữa đau nhức xương khớp thường là thông qua việc chế biến thành bài thuốc hoặc xông hơi.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt. Thêm 2 thìa mật ong vào ly nước ngải cứu, khuấy đều cho mật ong tan hết. Chia hỗn hợp thành 2 phần, uống vào buổi sáng và chiều.

Hoặc bà con có thể sao nóng lá ngải cứu và muối, sau đó bọc vào vải mềm và chườm lên đầu gối cũng cải thiện tình trạng đau nhức.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 1

Cây đinh lăng

Các bộ phận rễ, thân, lá của cây đều có thể sử dụng để sắc lấy nước hoặc ăn trực tiếp. Đây là cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm sưng viêm do các bệnh xương khớp. Thành phần của rễ cây đinh lăng cũng có nhiều axit amin và vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng và độ dẻo dai cho xương khớp.

Cách thực hiện: Rửa sạch 30g rễ cây đinh lăng. Cắt đinh lăng thành từng khúc nhỏ sau đó cho vào chảo sao khô. Đến khi rễ chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và cho vào nồi sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi còn ½ nước thì tắt bếp. Chắt nước uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng từ 7 – 10 ngày.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 2

Cây cỏ xước

Một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp đầu tiên phải kể đến là cây cỏ xước. Cây cỏ xước có vị chua đắng, tính mát, được sử dụng để chữa các chứng nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, đau lưng,… có công dụng điều hòa khí huyết, bổ thận, kiện gân cốt, đồng thời giảm đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện: Lấy 12g cỏ xước, 12g hoành bá, 12 thương truật, 12g ý dĩ đem các vị thuốc sắc kỹ cùng 3 bát nước lớn, khoảng 20 phút. Chia thành 3 phần, dùng trong ngày. Uống hết 1 tháng thì dừng lại.

Dây đau xương

Đây là vị thuốc thảo dược có vị đắng, tính mát, được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện: Dây đau xương tươi rửa sạch, giã nát thêm rượu trắng vào phần lá đã được sơ chế, sau đó cho lên chảo đun nóng, đắp thuốc lên vùng đầu gối bị đau nhức khoảng 20 phút. Nên dùng đều đặn hằng ngày.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 3

Lá lốt

Chứa hàm lượng tinh dầu cao cùng với các chất chống oxy hóa như flavonoid, alcaloid. Uống nước sắc từ lá lốt hoặc giã nhuyễn lá lốt rồi đắp lên vùng bị đau nhức xương khớp sẽ giúp giảm đau, sưng tấy hoặc tê buốt chân tay.

Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó cho vào hũ thủy tinh đậy nắp. Cho rượu vào hũ thủy tinh cho tới khi ngập lá lốt bên trong và bảo quản trong 30 ngày. Khi dùng, lấy một ít bông gòn thấm rượu lá lốt, sau đó thoa lên gối. Massage vùng đau nhức, mỗi lần khoảng 10 phút để giảm triệu chứng đau. Thực hiện 2 lần/ngày, duy trì 20 ngày liên tục.

Cây cà gai leo

Cà gai leo cũng là vị thảo dược được nhiều người truyền tai nhau bí kíp cải thiện triệu chứng đau nhức khớp gối.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 20g cà gai leo, 10g cỏ xước, 10 lá lốt, 5g quế chi, 5g thổ phục linh và 1 lít rượu trắng. Cho các nguyên liệu trên vào bình thủy tinh và ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ sau bữa ăn, kiên trì sẽ thấy hiệu quả.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 4

Cây trinh nữ

Trinh nữ được biết đến là loại thảo dược có tác dụng thư giãn thần kinh, lợi tiểu, xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu của bệnh xương khớp. Theo Y học cổ truyền, cỏ trinh nữ cũng có công dụng cải thiện tình trạng viêm sưng ở khớp, chữa thấp khớp, thoái hóa khớp.

Cách thực hiện: Rửa sạch rễ trinh nữ, để ráo nước. Cho rượu trắng 40 độ cùng với rễ Trinh nữ sao trên chảo vàng tới khi có mùi thơm. Tiếp tục cho rễ Trinh nữ vào 500ml nước đun sắc trên bếp cho tới khi còn 200ml. Gạn lấy nước thuốc, chia thành 2 phần uống hết trong ngày.

Cần lưu ý không dùng cây mắc cỡ cho phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng yếu, sức khỏe suy nhược.

Cây tầm ma

Theo nghiên cứu khoa học, trong cây tầm ma có thành phần flavonoid – hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể tham khả bài thuốc này.

Cách thực hiện: Dùng 50g Rễ cây Tầm ma rửa sạch, phơi khô. Cho 1 lít rượu trắng cùng rễ cây Tầm ma ngâm trong bình thủy tinh khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần, ngày uống 2 chén rượu, dùng sau bữa ăn.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 5

Cây đu đủ

Đu đủ là một loại cây hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, phong thấp. Trong đu đủ chứa papain là chất ức chế vi khuẩn gây viêm khớp. Ngoài ra, đu đủ cũng có nhiều magie, kali, canxi rất tốt cho hệ xương. Vì vậy, đu đủ cũng nằm trong danh sách các bài thuốc nam trị viêm khớp thường dùng.

Cách thực hiện: Quả đu đủ xanh, miếng vải bọc đem hơ nóng quả đu đủ trên bếp lửa cho đến khi nóng già. Bọc đu đủ vào miếng vải rồi áp trực tiếp vào vùng khớp bị đau, lăn qua lăn lại giúp máu lưu thông tốt hơn.

Ngoài ra, đắp hạt đu đủ giã nát lên chỗ đau nhức xương khớp hoặc ăn đu đủ xanh hấp cách thủy cũng là bài thuốc dân gian phổ biến.

Gừng tươi

Gừng được biết là gia vị tính ấm, có tác dụng cải thiện căng cơ, thư giãn xương khớp. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể. Gừng cũng là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bênh xương khớp. Bởi, thành phần zingibain và prostaglandin có tác dụng giảm viêm, loại bỏ độc tố, đồng thời giảm đau nhức, sưng khớp hiệu quả.

Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, thái mỏng, sau đó giã nát. Đựng gừng trong bình thủy tinh, có nắp đậy. Rót rượu ngập gừng, đậy nắp và bảo quản trong 1 tháng. Khi dùng, chỉ cần sử dụng một chút bông gòn thấm rượu gừng, thoa lên vị trí đầu gối đau nhức. Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút, dùng 2 lần/ngày cho tới khi cơn đau cải thiện.

(Tổng hợp) Chữa đau xương khớp bằng thảo dược 6

Củ nghệ

Trong củ nghệ có chứa curcumin có tác dụng giảm đau nhức và giảm tê cứng xương khớp.

Cách thực hiện: Trộn đều 1 thìa tinh bột nghệ nguyên chất, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 thìa dầu dừa. Cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó, đổ ra và uống trực tiếp. Ngày uống 1 lần và duy trì liên tục trong vòng 2 tuần.

Lưu ý

Bài thuốc từ những loại cây chữa xương khớp thường có dược tính thấp nên có tác dụng chậm, cần thực hiện đúng cách và kiên trì thì mới đảm bảo hiệu quả.

Các loại cây chữa bệnh xương khớp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức tạm thời đối với những trường hợp bị viêm khớp nhẹ. Trong những trường hợp đau nhức xương khớp kéo dài, người bệnh nên được thăm khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi đang điều trị theo phác đồ của bệnh viện, bạn cũng cần thông báo với bác sĩ nếu muốn sử dụng thêm dược liệu.

Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng những cây thuốc chữa xương khớp cho người có vấn đề về gan, thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, để sớm cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ. Không nên cố sức làm việc nặng hoặc duy trì tư thế sai làm ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp và hiệu quả điều trị.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.