Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chữa giời leo bằng cây thuốc trong vườn

PV - 21:06, 29/01/2018

Theo Đông y, xà đan-giời leo chủ yếu do thấp nhiệt hỏa độc xâm phạm vào cơ thể, khiến cho kinh can bị hỏa độc thiêu đốt, kinh tỳ bị thấp nhiệt ứ đọng; thấp nhiệt hỏa độc uất kết lại bên trong cơ thể, hun đốt bì phu da thịt mà thành bệnh.

Khi bị “giời leo”, có thể sử dụng một số loại thảo dược mọc hoang ngay quanh nhà để chữa như sau:

Rau dừa nước: Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.t13_2

 

Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.

Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.

Rau sam: (1) Rau sam lượng thích hợp, băng phiến một chút. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến (mua ở hiệu thuốc) vào trộn đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần. Nếu không có băng phiến, có thể thay thế bằng nắm lá đại bi.

(2) Dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống.

Lá sung: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy: Áp dụng phương pháp trên điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

 

 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.