Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn Hoa - 4 giờ trước

Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định thực địa Công viên địa chất Lạng Sơn tại huyện Chi Lăng. (Ảnh TL)
Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định thực địa Công viên địa chất Lạng Sơn tại huyện Chi Lăng. (Ảnh TL)

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy

Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ, họ cứ nghe và xem video mà học, dần dần họ bắt đầu biết hát, người biết hát nhiều dạy người biết ít và dần dần trở thành phong trào hát Then.

Năm 2023, thực hiện Dự án 6 về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG 1719, chính quyền địa phương đã mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ và thành lập Câu lạc bộ CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Bằng Hữu.

Một buổi tập của CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Bằng Hữu
Một buổi tập của CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Bằng Hữu

Ông Hoàng Văn Trung, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bằng Hữu cho biết, việc mở lớp dạy dân ca, dân vũ; thành lập CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn ở xã Bằng Hữu, có ý nghĩa rất lớn đối với bà con ở đây. Qua các buổi sinh hoạt đã tạo sân chơi bổ tích cho những người yêu Then; làm sống lại tình yêu đối với Then. Hiện nay, CLB đang duy trì hoạt động rất hiệu quả, thường xuyên có các buổi biểu diễn văn nghệ tại địa phương, tạo nên một phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi.

Theo ông Hoàng Đức Bình,Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chi Lăng  thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp truyền dạy hát Sli, Lượn, hát Then, đàn tính và thành lập các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng chính là một trong các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch khi đến với Chi Lăng.

Bên cạnh đó, huyện Chi Lăng còn đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội; triển khai xây dựng các tuyến du lịch sinh thái, nông nghiệp (tham quan vườn na núi đá, thăm quan vùng nuôi ngựa xã Hữu Kiên…) gắn kết với các điểm di tích lịch sử trên địa bàn, nhờ đó đã giúp huyện Chi Lăng trở thành điểm đến yêu thích với du khách trong và ngoài nước. Năm 2023, huyện Chi Lăng đã đón gần 360.000 lượt khách du lịch, tăng hơn 10% so với năm 2022. 

"Đặc biệt, 9 tháng đầu năm 2024, số lượt khách đến với huyện Chi Lăng ước đạt khoảng 401 nghìn lượt người, đạt 88,4% so với kế hoạch, tăng 92,6% so với cùng kì, doanh thu du lịch ước đạt khoảng 66,5 tỷ đồng", ông Hoàng Đức Bình thông tin.

Na là một trong những sản vật đặc trưng của Chi Lăng
Na là một trong những sản vật đặc trưng của Chi Lăng

Thúc đẩy du lịch nông thôn

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTT&DL) tỉnh Lạng Sơn:  Từ năm 2022 đến nay, Sở VHTT&DL đã cùng với ngành chức năng, chính quyền các huyện, thành phố và cấp cơ sở, các tổ chức liên quan đã tích cực triển khai thực hiện một số tiểu dự án thành phần như: chống xuống cấp, tu bổ di tích hang Cốc Mười và Pác Lùng – Ký Làng (di tích quốc gia) xã Tri Phương huyện Tràng Định; nghiên cứu phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Quan Lang dân tộc Tày, huyện Bắc Sơn; tổ chức lớp truyền dạy hát Páo Dung dân tộc Dao và hát Then dân tộc Tày, Nùng tại huyện Hữu Lũng…

Sở VHTT&DL đã chỉ đạo thành lập 12 CLB văn nghệ quần chúng theo mô hình sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc tại một số xã trên địa bàn tỉnh. Các CLB đi vào hoạt động đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch (Ảnh: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã bắc Quỳnh, Bắc Sơn. Ảnh TL)
Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch (Ảnh: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã bắc Quỳnh, Bắc Sơn. Ảnh TL)

Nhờ triển khai thực hiện Dự án 6, đã góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch mới như: Du lịch trải nghiệm nông nghiệp văn hoá tại Bắc Quỳnh (Bắc Sơn); du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Yên Thịnh (Hữu Lũng); du lịch lịch sử văn hoá, sinh thái trải nghiệm; du lịch sinh thái, nông nghiệp gắn kết với các điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện Chi Lăng…

Chị Nguyễn Thanh, du khách Hà Nội khi du lịch tại huyện Bắc Sơn nhận định, chị khá ấn tượng với Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, bởi chị được tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, được trải nghiệm bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày như nhà ở, trang phục, đặc biệt, chị được thưởng thức điệu hát Then - đàn tính rất hay do chính chủ homstay và đội văn nghệ thôn, bản biểu diễn.

Có thể thấy, nguồn lực từ thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn, đặc trưng riêng có cho tỉnh Lạng Sơn. Nhờ đó, năm 2023, Lạng Sơn đã đón hơn 3,9 triệu lượt khách, (tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022); thu nhập từ lĩnh vực du lịch ước đạt trên 3,1 nghìn tỷ đồng; (tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2022).

Tin cùng chuyên mục
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.