Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thông tin đối ngoại đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chương trình ở nhà dân - Sợi dây kết nối nghĩa tình Việt – Lào

Tiêu Dao - Vĩnh Sơn - 10:39, 11/12/2023

Chương trình ở nhà dân - homestay dành cho sinh viên Lào là hoạt động đối ngoại thường niên của thành phố Đà Nẵng, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Lào trau dồi kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa, lối sống thường ngày của người Việt; đồng thời, thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung, giữa Đà Nẵng và các tỉnh Nam - Trung Lào nói riêng.

(BCĐ - Thông tin đối ngoại (bài đặt CTV) “Ngôi nhà thứ hai” kết nối nghĩa tình Việt – Lào
Chương trình "Ở nhà dân" đã trở thành điểm sáng giúp du học sinh lào yên tâm học tập

Chương trình “Ở nhà dân” (homestay) dành cho sinh viên Lào được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Đà Nẵng, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự Quán CHDCND Lào tại Đà Nẵng chủ trì phối hợp triển khai từ năm 2011. Đến nay Chương trình đã trở thành điểm sáng và là mô hình tiêu biểu được học tập, nhân rộng trong cả nước. Hàng năm, trung bình có khoảng gần 100 em sinh viên Lào tham gia chương trình homestay tại Đà Nẵng, qua đó rất nhiều quan hệ kết nghĩa bố mẹ - con, anh - chị - em Việt - Lào đã được hình thành, là hạt nhân nuôi dưỡng và phát triển quan hệ khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em

Năm nay, Chương trình đã bố trí được 89/148 em sinh viên Lào vào ở, học tập, sinh sống tại nhà các hộ dân trên địa bàn các quận trên địa bàn TP. Đà Nẵng và chùa Tam Bảo trong thời gian 2 tuần (từ ngày 26/11 đến hết ngày 10/12).

Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, mỗi em sẽ được bố trí phòng riêng để sinh hoạt cá nhân và cùng sử dụng không gian chung với gia đình - là những người bố, người mẹ thứ 2 tại đây. Các em có thể tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán và đời sống của người Việt Nam, đồng thời chia sẻ những văn hóa, phong tục của Lào đến với các gia đình Việt Nam.

Theo đó, mỗi em sẽ được bố trí phòng riêng để sinh hoạt cá nhân và cùng sử dụng không gian chung với gia đình - là những người bố, người mẹ thứ 2 tại đây. Đây không chỉ là dịp để các em có cơ hội trau dồi thêm tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán và đời sống của người Việt Nam mà cũng là cơ hội để các em chia sẻ những văn hóa, phong tục của Lào đến với các gia đình Việt Nam. Trong thời gian sinh hoạt tại các gia đình Việt, các “cha mẹ” người Việt thường xuyên tổ chức cho các em sinh viên Lào giao lưu, rèn luyện tiếng Việt, tìm hiểu những phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống của con người Việt Nam; tham gia ẩm thực, nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam, các hoạt động tìm về di tích, văn hoá lịch sử, hoạt động văn hoá, văn nghệ, dân vũ thể thao tạo sân chơi tinh thần, gắn tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào.

(BCĐ - Thông tin đối ngoại (bài đặt CTV) “Ngôi nhà thứ hai” kết nối nghĩa tình Việt – Lào 1
Hàng năm, trung bình có khoảng gần 100 em sinh viên Lào tham gia Chương trình homestay tại Đà Nẵng

Bạn Souksada (tên tiếng Việt là Linh), nữ sinh viên Lào cho biết: “Em đang ở nhà mẹ Thành. Bố mẹ rất hiền và quan tâm chu đáo. Điều gì không biết hoặc không rõ, bố mẹ tận tình chỉ bảo, hướng dẫn. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được nhiều tình cảm từ bố mẹ Thành cũng như từ Chương trình”. Tương tự, em Phetmeuangneua Thao (SN 2004, sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng) chia sẻ rằng khi ở với gia đình người việt, Souksada cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp từ các thành viên trong gia đình. Sống tại Đà Nẵng hơn 1 năm, với khả năng nói tiếng Việt lưu loát, Souksada nhanh chóng hòa nhập cùng gia đình, gọi “mẹ”, xưng “con” rất thân mật, tình cảm với chị Yến.

Chị Tăng Thị Kim Yến (phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) chia sẻ, gia đình chị có một bé gái nên chị mong muốn nhận thêm bé gái về sinh hoạt cùng. Với mong muốn đó, gia đình chị Yến đã tiếp nhận 2 sinh viên nữ là Phetmeuangnea Thao và Manotham Kaikham về chung sống với gia đình. Nhà chị Yến gần trường học và chợ, đây cũng là cơ hội để các sinh viên Lào khám phá, trải nghiệm. “Có hai sinh viên về ở cùng, gia đình tôi rất vui. Lịch trình sinh hoạt của gia đình không khác với ngày thường. Tôi sợ các con không thoải mái nên cố gắng cởi mở để các con hòa nhập, dễ trao đổi, nói chuyện. Thao thích ăn thịt, Kaikham thích ăn cá, nên mỗi bữa, tôi cũng cân đối để các con được ăn ngon miệng, hợp khẩu vị”, chị Yến tâm sự. 

Chương trình “Ở nhà dân” là tiền đề, để Đà Nẵng tiếp tục nhân rộng, duy trì mô hình “Người mẹ thứ hai” nhận, chăm sóc, hỗ trợ các em sinh viên Lào đang học tập tại Đà Nẵng. Mô hình có giá trị nhân ái, giúp các em sinh viên Lào được sống trong tình yêu thương của những gia đình người Việt, giúp các em yên tâm khi học tập xa nhà và là nguồn cổ vũ động viên tinh thần để các em học tập tốt hơn, qua đó tăng cường tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

(BCĐ - Thông tin đối ngoại (bài đặt CTV) “Ngôi nhà thứ hai” kết nối nghĩa tình Việt – Lào 2
Mô hình có giá trị nhân ái, giúp các em sinh viên Lào được sống trong tình yêu thương của những gia đình người Việt

Chương trình “Ở nhà dân” homestay năm 2023 là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 61 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962 - 05/9/2023) và 46 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2023). Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng, Hồ Kỳ Minh cho biết, Chương trình “Ở nhà dân” dành cho sinh viên Lào là một hoạt động thiết thực, quan trọng của thành phố Đà Nẵng với Lào, giúp các em sinh viên Lào trau dồi kỹ năng giao tiếp tiếng Việt và khả năng hoà nhập cuộc sống của người Việt Nam, qua đó tăng cường tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. 

“Chúng tôi hy vọng, với trách nhiệm của chính quyền địa phương, với truyền thống nhân hậu và hiếu khách của nhân dân thành phố Đà Nẵng, các gia đình sẽ tiếp tục đón 148 em sinh viên Lào về ở nhà mình trong 02 tuần, để các em cảm nhận được cuộc sống gia đình ấm cúng, yêu thương, gắn bó. Đây sẽ là quãng thời gian vô cùng quý báu và ý nghĩa đối với các em. Các em không chỉ có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, gắn bó hơn với cuộc sống của người dân thành phố mà quan trọng hơn hết, các em sẽ có thêm một gia đình thứ hai trong suốt thời gian học tập ở thành phố này và kể cả sau khi trở về Tổ quốc, tình cảm gia đình đặc biệt ấy sẽ mãi mãi theo các em suốt cuộc đời”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh chia sẻ.

(BCĐ - Thông tin đối ngoại (bài đặt CTV) “Ngôi nhà thứ hai” kết nối nghĩa tình Việt – Lào 3
Chương trình “Ở nhà dân” là hạt nhân nuôi dưỡng và phát triển quan hệ khắng khít giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em

Tổng Lãnh sự nước CHDCND Lào tại Đà Nẵng Souphanh Hadaoheuang đã bày tỏ lời cảm đối với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm đã qua luôn quan tâm, dành nhiều suất học bổng cho sinh viên Lào, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào. Đồng thời đề nghị các sinh viên tham Chương trình "Ở nhà dân" (homestay) năm nay tận dụng cơ hội để học hỏi, trau dồi ngữ pháp Tiếng Việt, phục vụ việc học tập để sau này trở về xây dựng đất nước.

Được biết, ngoài chương trình “Ở nhà dân”, giai đoạn 2023 - 2027, thành phố Đà Nẵng tiếp tục duy trì chương trình học bổng cho cán bộ, lưu học sinh Lào, bao gồm các bậc nghiên cứu sinh, cao học, đại học; Thống nhất tiêu chuẩn tiếp nhận, thông báo các ngành học, thời gian nhập học, thủ tục nhập học, kinh phí, ký túc xá, đón tiếp, hỗ trợ học viên,… để thông báo cho các tỉnh nhằm tuyển chọn và triển khai hiệu quả, chất lượng chương trình này; triển khai chương trình hợp tác dạy tiếng Việt và hỗ trợ trang thiết bị cho các Trung tâm tiếng Việt tại 5 tỉnh Nam, Trung Lào.


Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.