Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Mắc kẹt hàng chục năm trong vùng lòng hồ ngập nước (Bài 2)

Quỳnh Trâm - 09:49, 02/11/2022

Dù dự án di dời, bố trí, sắp xếp dân cư đã được thiết kế bài bản, cụ thể và được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, thế nhưng 12 năm trôi qua, do nguồn kinh phí bố trí đầu tư, hỗ trợ nhỏ giọt, nên nhiều hộ dân ở xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), vẫn mắc kẹt trong vùng ngập lòng hồ sông Mực.


Gia đình ông Lê Văn Hải, thôn Cây Ngia, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, sống trong vùng ngập lòng hồ sông Mực mong muốn được đến nơi ở an toàn
Gia đình ông Lê Văn Hải, thôn Cây Nghia, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, sống trong vùng ngập lòng hồ sông Mực mong muốn được đến nơi ở an toàn

Mong mỏi được an cư

Mỗi mùa mưa bão, nước sông Mực dâng cao, nhấn chìm ao hồ, ruộng đồng, thậm chí ngập hết nhà cửa của người dân thôn Cây Nghia, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh. Nỗi khổ này họ đã chịu đựng từ khi đơn vị, cơ quan chuyên ngành nâng mức cốt nước hồ sông Mực.

Được biết, vào năm 2010 tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ sông Mực tại khu vực này. Thế nhưng, đã gần 12 năm trôi qua, dự án vẫn chưa hoàn thành, nguyên nhân là do thiếu vốn nên chính quyền không thể di dời các hộ dân đến nơi ở mới.

Gia đình bà Dương Thị Gái, thôn Cây Nghia thuộc diện nằm trong vùng ngập nước hồ sông Mực. Bà bảo, mỗi khi mưa bão, gia đình bà và các hộ xung quanh phải di dời đến nơi khác, làm lán trên đồi cao hay đi ở nhờ nhà người thân, chờ nước rút với dám về nhà. Quanh năm, gia đình chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng để có cái ăn, thế nhưng mùa nước ngập, ruộng đồng chẳng còn gì, thành ra cả nhà cứ thiếu trước hụt sau, đi làm thuê  kiếm sống qua ngày.

“Chúng tôi cũng nghe nói nhà nước đã có kế hoạch cho di dời đến nơi ở mới, nhưng chờ mãi hơn chục năm rồi, vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Chỉ mong sớm được ổn định chỗ ở, để an cư lạc nghiệp”, bà Gái nói.

Cách nhà bà Gái không xa, là nhà ông Lê Văn Hải. Từ bao đời gia đình ông sinh sống tại đây với nghề trồng trọt, chăn nuôi. Cứ đến tháng 7, tháng 8 khi mùa mưa bão về, nước dâng lên ngập vào nhà, làm gia đình ông luôn trong trạng thái bất an vì sợ nước lũ cuốn trôi. Căn nhà thì xuống cấp, hư hỏng nhiều, nhưng ông không dám sửa chữa do nằm trong diện phải di dời. Thời gian tới, ông mong muốn các cấp quan tâm để gia đình ông được di dời đến nơi ở mới, an cư thì mới có thể phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Xã Xuân Thái có khoảng 350 hộ, thời gian qua, được sự quan tâm của nhà nước ,xã đã di dời được 251 hộ lên vị trí cao hơn tránh ngập lụt khi tích nước hồ sông mực. Đến nay, vẫn còn 91 hộ chưa được di dời.

Theo ông Nguyễn Trọng Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thái, xã còn 91 hộ dân thuộc lòng hồ sông Mực, rất cần di rời để tránh thiệt hại về người và tài sản. Xã đề nghị cấp thẩm quyền có chính sách hỗ trợ di dời các hộ dân này.

Giao thông đi lại vô cùng khó khăn
Giao thông đi lại vô cùng khó khăn

Khó khăn nguồn kinh phí

Theo thống kê của UBND huyện Như Thanh, địa bàn có 267 hộ sống trong vùng ảnh hưởng ngập lụt do mưa lớn, riêng xã Xuân Thái có 91 hộ bị ảnh hưởng ngập lụt hồ sông Mực. Hiện huyện Như Thanh đã quy hoạch, bố trí khu tái định cư cũng tại Xuân Thái, với diện tích 17, 91 ha để di dời các hộ có ảnh hưởng ngập lụt do việc nâng cốt của lòng hồ sông Mực.

Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: huyện đã quy hoạch khu tái định cư, sau khi được cấp trên phê duyệt, địa phương sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng và thống kê số liệu chính xác để bố trí cho các hộ vào khu tái định cư mới. "UBND huyện Như Thanh sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, các ban, ngành hỗ trợ thêm cơ chế chính sách cho các hộ dân vùng ngập lụt hồ sông Mực".

Vùng ngập lòng hồ sông Mực tại xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Vùng ngập lòng hồ sông Mực tại xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa), dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực, với số vốn đầu tư hơn 55 tỷ đồng, với mục tiêu bố trí ổn định cho 659 hộ dân. 

Tuy nhiên, nguồn kinh phí phân bổ thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế. Do đó, dự án mới được bố trí hơn 4,7 tỷ để hỗ trợ 27 hộ xã Tân Bình, huyện Như Xuân; 51 hộ xã Xuân Thái, huyện Như Thanh di chuyển đến nơi ở mới an toàn và đầu tư 400 mét đường giao thông tại xã Xuân Thái. Do thiếu vốn thực hiện nên đến nay, dự án sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực vẫn chưa thể hoàn thành.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.