Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành kinh tế hợp tác

PV - 10:08, 22/01/2018

Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015 - 2020” được UBND huyện Yên Thủy (Hòa Bình) triển khai từ năm 2015. Qua 3 năm, đề án đã trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều hộ khởi nghiệp thành công dựa trên những lợi thế, tiềm năng của địa phương.

Triển khai đề án, trong hai năm 2015-2016, huyện Yên Thủy lựa chọn mô hình trồng rau an toàn tại thị trấn Hàng Trạm với quy mô 0,7ha, có 5 hộ tham gia. Đề án hỗ trợ 21,9 triệu đồng vốn mua giống, phân bón cho các hộ. Ngoài ra, các hộ được tạo điều kiện học kỹ thuật canh tác.

Mô hình trồng rau sạch theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được nhiều hộ nông dân thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) duy trì mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình trồng rau sạch theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được nhiều hộ nông dân thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) duy trì mang lại giá trị kinh tế cao.

 

Do vậy, các hộ đã duy trì được mô hình với lợi nhuận sau khi thu hoạch trừ chi phí thu lãi được gần 4 triệu đồng/sào. Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân thị trấn thực hiện quy trình trồng rau an toàn.

Cũng bằng cách đầu tư về giống, phân bón và kỹ thuật, huyện Yên Thủy tiếp tục thực hiện 9 mô hình chuyển đổi, với quy mô 92ha, có 348 hộ tham gia với tổng kinh phí trên 2,9 tỷ đồng, bao gồm các mô hình: Trồng bí xanh an toàn thực phẩm quy mô 15ha tại các xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi và Phú Lai.

Kết quả cho thấy, năng suất bí xanh đạt 25 tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 80 triệu/ha; mô hình trồng bí đỏ an toàn quy mô 5ha cũng cho lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí; mô hình trồng mía nguyên liệu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và mô hình trồng thâm canh cây khoai sọ vụ đông xuân-lúa mùa… cũng đang mang lại tín hiệu vui về thu nhập.

Đặc biệt, năm 2017, huyện Yên Thủy đã xây dựng 5 mô hình chuyển đổi và hỗ trợ 2 hợp tác xã xây dựng quy trình sản xuất bưởi Diễn theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 67,8ha, có 405 hộ dân tham gia, tổng kinh phí 1.988 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 1 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 948 triệu đồng.

Đồng thời, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, tư vấn cho Hợp tác xã Đại Đồng (xã Ngọc Lương) và Hợp tác xã Bảo Hiệu (xã Bảo Hiệu) xây dựng, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) trên tổng số 18 hợp tác xã và 20 tổ hợp tác đang hoạt động…

Đến nay, sau 3 năm thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015-2020”, cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Yên Thủy từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bà Bùi Thị Thư, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Thông qua hoạt động xây dựng và thực hiện các mô hình của Đề án, các hộ tham gia được hướng dẫn, cầm tay chỉ việc thực hiện các quy trình kỹ thuật một cách hệ thống, bài bản đã làm thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của người nông dân. Nhiều mô hình đã được nhân ra diện rộng tạo sự đột phá trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác.

ĐINH HÒA

Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Đọc nhiều