Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm chọn thịt lợn

PV - 15:51, 03/04/2019

Thời gian vừa qua, thông tin dịch lợn bùng phát khiến nhiều người e ngại, thậm chí quay lưng với thịt lợn. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng mà cần chuẩn bị tốt các kiến thức chọn thịt lợn phù hợp.

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến ở vùng dân tộc và miền núi. Thịt lợn là thực phẩm phổ biến ở vùng dân tộc và miền núi.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia-Bộ Y tế) cho biết, thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi thịt lợn được sử dụng nhiều và thường xuyên trong các bữa ăn. Thịt lợn dễ chế biến, làm được nhiều món, từ luộc, rang, xào, chiên, nướng… phù hợp với mọi lứa tuổi.

Để chọn loại thịt tươi, tốt cho sức khỏe, người dân cần chú ý đến các yếu tố như, màng ngoài thịt khô, không bị ướt; có mùi thơm của thịt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh; màu sắc hồng tươi; khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.

Người tiêu dùng cũng nên chọn thịt có phần mỡ màu trắng trong, bì không có những chấm xuất huyết màu đỏ tím, không bị những mảng bầm tím, tụ máu. Tủy xương có màu trong, bám chặt vào thành ống xương, đàn hồi và không có mùi ôi. Kiểm tra phần thịt nạc và lưỡi không được có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo.

Ngoài ra, người dân có thể thử bằng cách dùng dao cắt miếng thịt. Nếu cắt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô là thịt không nhiễm bệnh.

Bên cạnh việc chọn thịt sống, người tiêu dùng cần quan tâm tới việc chế biến thịt lợn. Những thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 tiếng. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho thực phẩm...

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.