Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 11:28, 12/02/2020

Đối với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Quảng Nam, bao đời nay luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, rất ít khi đồng bào rời bản làng đi làm ăn xa. Thế nhưng, với một chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Thanh niên DTTS trong độ tuổi lao động đã mạnh dạn rời làng đi làm ăn, phát triển kinh tế. Điều này đã và đang tác động tích cực đến công tác giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam.

Nhiều thanh niên DTTS được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Quảng Nam
Nhiều thanh niên DTTS được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Quảng Nam

Bài 1: Thay đổi từ tư duy

Không ngẫu nhiên mà có được sự chuyển dịch bứt phá trong tư duy rời làng đi làm ăn xa, phát triển kinh tế của thanh niên DTTS. Có được thành công này, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách đặc thù, tạo những điều kiện tốt nhất để thanh niên DTTS có thể tiếp cận với nghề mới, được đào tạo bài bản và quan trọng là có việc làm ổn định. 

Rời núi làm giàu

2 năm sau ngày tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Mầm non, công việc của chị Hồ Thị Son, người Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ - đăng), xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My vẫn chỉ làm nương rẫy, bởi xin được việc làm là điều quá khó. Cha mất sớm, chỉ còn mẹ, nên cuộc sống của 4 mẹ con Son rất vất vả. Một bữa cơm có thịt, cá là mơ ước đối với Son. Với quyết tâm thoát nghèo, hành trình rời núi xuống phố học nghề và làm công nhân của cô gái Ca Dong Hồ Thị Son đã được thực hiện đến nay được hơn 1 năm.

Ngày đó, sau 2 tháng học nghề may, với 100% kinh phí do Nhà nước hỗ trợ, chị Son được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV PANKO Tam Thăng, TP. Tam Kỳ. Công việc chính của Son là may dán nhãn áo. “Sau một năm đi làm ở Công ty, giờ tôi đã mua được tivi, tủ lạnh cho gia đình. Bản thân cũng có sổ tiết kiệm”, chị Son chia sẻ.

Là lứa công nhân đầu tiên của huyện Nam Trà My được chính quyền địa phương quan tâm đưa đi đào tạo nghề và được bố trí việc làm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoạt, công nhân Công ty TNHH VAST APPAREL, huyện Phú Ninh đã có việc làm ổn định, thu nhập khá. Nếu như trước đây, cuộc sống của anh chị chỉ trông chờ vào mảnh đất đồi trồng lúa rẫy, năm nào được mùa thì đủ cho bốn miệng ăn, còn mất mùa sống trong cảnh thiếu đói, thì hiện tại, công việc ổn định cũng mang lại cho gia đình anh chị thu nhập 12 - 14 triệu đồng mỗi tháng. Tiết kiệm chi tiêu, giờ đây, hai vợ chồng chị Hoạt đã có một số vốn kha khá, đủ để trang trải cuộc sống, lo cho con ăn học.

Tháo nút thắt giảm nghèo

Năm 2016, toàn tỉnh Quảng Nam có 45.330 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,3%. Trong đó, khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS có 27.883 hộ, chiếm tỷ lệ 34,89%, cao gấp 6,5 lần so với khu vực đồng bằng. 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có 122 xã nghèo.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thì tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo, thất nghiệp, thói quen rượu chè bê tha, tâm lý ngại rời xa bản làng đi học nghề, làm việc ở miền xuôi… của phần đông thanh niên nam, nữ DTTS. Đây được coi là rào cản lớn nhất cho công tác giảm nghèo.

Thực tế nguồn lao động vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam khá dồi dào. Song, chính những lý do trên, mà lâu nay hàng ngàn thanh niên DTTS chỉ loay hoay với nương rẫy, núi rừng, làng bản, không nghề nghiệp ổn định và ít khi bước chân ra khỏi cổng làng.

Không ngẫu nhiên mà có được sự chuyển dịch bứt phá trong suy nghĩ của thanh niên DTTS như thế. Có được thành công bước đầu trong công tác giảm nghèo, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách đặc thù, tạo những điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS có thể tiếp cận với nghề mới, được đào tạo bài bản và quan trọng là có việc làm ổn định. Cụ thể như: Quyết định số 3577/QĐ-UBND, ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định “Về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”. Quyết định này ra đời đã giải quyết những nút thắt trong giải quyết việc làm, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.

Nguồn lao động vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam khá dồi dào. Song, lâu nay hàng ngàn thanh niên DTTS chỉ loay hoay với nương rẫy, núi rừng, làng bản, không nghề nghiệp ổn định và ít khi bước chân ra khỏi cổng làng.


Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.