Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Có 33 thí sinh F0; 1.108 thí sinh F1, F2

P. Ngọc - 10:46, 02/07/2021

Theo thống kê từ 63 địa phương, đến 17 giờ ngày 30/6 đã có 33 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F0 và 1.108 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F1, F2.

Phun khử khuẩn chuẩn bi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Phun khử khuẩn chuẩn bi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thống kê từ 63 địa phương tính đến 17 giờ ngày 30/6, toàn quốc đã có 33 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F0 và 1.108 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F1, F2..

Số thí sinh F0 nhiều nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh với 16 ca mắc, Bắc Giang 4 ca. Địa phương có số thí sinh diện F2 nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (204 thí sinh), Nghệ An (161 thí sinh).

Tổng số thí sinh đang trong khu vực phong tỏa, cách ly là 17.178 thuộc 26 tỉnh, trong đó nhiều nhất là tỉnh Phú Yên.

Số liệu thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 còn biến động và sẽ được cập nhật trong những ngày tới.

Các địa phương hiện vẫn tiếp tục rà soát số lượng thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để xây dựng phương án tổ chức thi phù hợp với thực tế, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thi vào các ngày 7 và 8/7 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức đợt thi thứ 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cho đối tượng thí sinh không thể tham dự Kỳ thi vào các ngày 7, 8/7/2021 do bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Bộ GD&ĐT sẽ quyết định thời gian tổ chức thi đợt 2 của Kỳ thi và ban hành hướng dẫn tổ chức đợt thi này.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.