Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giải trí

Có gì thú vị từ quyển truyện tranh dày nhất trên thế giới?

NA - 18:18, 23/09/2022

Quyển truyện tranh dày 21.450 trang, phiên bản giới hạn của bộ truyện tranh dài tập One Piece của Nhật đang được coi là cuốn sách dày nhất trên thế giới hiện tại. Cuốn truyện đã được bán để làm nổi bật quan niệm truyện tranh hiện nay tồn tại như một loại hàng hoá.

Cuốn ONEPICE dày 21.450 trang. Ảnh: jbe-books.
Cuốn ONEPICE dày 21.450 trang. Ảnh: jbe-books.

Với giá 1.900 € (1.640 bảng Anh), cuốn sách “One Piece” không được ghi công cho Eiichiro Oda, nhà văn và nghệ sĩ đứng sau việc sáng tác “One Piece”, mà thay vào đó là Ilan Manouach, người lên ý tưởng và chịu trách nhiệm thiết kế phiên bản giới hạn tác phẩm.

Manouach đã in ấn bản kĩ thuật số Nhật Bản của “One Piece” và đóng gói chúng lại với nhau, coi truyện tranh không phải là một cuốn sách mà là “chất liệu điêu khắc”, theo Nhà xuất bản JBE của Pháp .

Theo nhà xuất bản JBE của Pháp, đơn vị ra mắt ONEPIECE, đây là một “tác phẩm nghệ thuật không dành cho việc đọc nhưng lại có hình dạng của một cuốn sách. Đây là tác phẩm lớn nhất cho đến nay về số trang và chiều dài bản lề và cũng góp phần hiện thực hóa các tác phẩm truyện tranh trực tuyến hiện tại”.

Dù được coi là sách hay là tác phẩm nghệ thuật thì ONEPIECE vẫn được độc giả đón nhận. 50 ấn bản đầu tiên của tác phẩm này đã được bán hết trong vòng vài ngày kể từ hôm phát hành 7/9.

JBE cũng chia sẻ về ý tưởng ra đời tác phẩm này đến từ “sự phong phú của nội dung trực tuyến và quá trình số hóa ngành công nghiệp truyện tranh đang diễn ra tràn lan - điều thách thức sự tồn vong của kỹ thuật sản xuất thủ công truyện tranh hiện đại”.

Khi tạo ra một cuốn sách, tác giả Manouach dường như cũng muốn làm nổi bật giá trị tồn tại của truyện tranh, vừa như một món hàng hóa và vừa có giá trị văn học.

Khi được hỏi liệu họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Eiichiro Oda có tham gia hoặc hỗ trợ tham vấn gì về việc ra mắt ONEPIECE hay không, cũng như có bất kỳ cân nhắc nào về bản quyền hay không, thì người phát ngôn của JBE cho biết: “Tác phẩm này cho thấy những nỗ lực của Manouach xung quanh hệ sinh thái truyện tranh. Ông là một nghệ sĩ đã sử dụng sự phổ biến của truyện tranh trực tuyến làm nguồn tài liệu và vì cuốn sách không phục vụ cho việc đọc nội dung nên không ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền”.

Keita Murano, một nhân viên phụ trách vấn đề bản quyền quốc tế tại Shueisha, nhà xuất bản bộ truyện Once Piece tại Nhật Bản, xác nhận rằng công ty của ông chưa được hỏi ý kiến ​​về cuốn sách của JBE.

Ông Keita nói: “Sản phẩm mà bạn đề cập không phải là sản phẩm chính thức. Chúng tôi không cấp quyền cho họ. Đơn vị được cấp phép xuất bản One Piece của chúng tôi tại Pháp là Nhà xuất bản Glénat".

Eiichiro Oda có thể không nhận được bất kỳ khoản tiền bản quyền nào từ việc xuất bản ONEPIECE, nhưng bộ truyện tranh One Piece cũng đã đưa ông trở thành tác giả manga giàu nhất mọi thời đại. Giá trị tài sản ròng của ông Oda ước tính khoảng 200 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục
Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Trần Công Dũng là họa sĩ có tiếng trong nhiều năm với những tác phẩm đồ họa in khắc gỗ, điêu khắc, gốm hay tranh sơn mài sử dụng motip xe đạp. Các sáng tác của anh trải rộng trên nhiều loại hình và chất liệu. Ở chất liệu nào, Trần Công Dũng cũng thể hiện sức sáng tạo dường như không giới hạn của một nghệ sĩ đa tài.