Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những cuốn sách quý về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Nguyệt Anh - 09:12, 08/06/2022

Những năm qua, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) đã phát hành một số cuốn sách quý về các dân tộc thiểu số Việt Nam. Những cuốn sách này rất bổ ích, thú vị đối với độc giả trẻ và những người thích tìm hiểu, khám phá về vùng đất, văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S.

Bìa cuốn sách "Người Mạ ở Việt Nam"
Bìa cuốn sách "Người Mạ ở Việt Nam"

"Người Mạ ở Việt Nam"

Là cuốn sách ảnh có quy mô 173 trang, giới thiệu đậm nét và toàn diện về con người, văn hóa của người Mạ. Ngoài được trình bày đẹp mắt, với nhiều góc ảnh nghệ thuật đặc sắc, cuốn sách sẽ đưa đến cho bạn đọc những kiến thức, góc nhìn thú vị về văn hóa người Mạ. Người Mạ ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng hiện nay vẫn còn bảo lưu được những phong tục truyền thống kỳ bí theo tiến trình phát triển của lịch sử. Cùng với người M’nông, người Mạ là một trong những tộc người kiên cường trong việc bảo vệ quê hương, giữ gìn bon làng trong kháng chiến chống Mỹ và nỗ lực gìn giữ, phát triển kinh tế, văn hóa trong thời bình hiện nay.

Cuốn sách còn gợi mở đưa ra những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của người Mạ trong cuộc sống hiện đại hiện nay.

"Người Cống ở Việt Nam"

Cuốn sách tập hợp gần 200 bức ảnh, được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bộ sưu tập cá nhân của nhiều nhà nghiên cứu dân tộc, các nhà báo, các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên... được trình bày một cách tỉ mỉ về nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, những tập tục trong đời sống lao động, sản xuất - lễ hội của người Cống ở Việt Nam... 

Bìa cuốn sách "Người Cống ở Việt Nam"
Bìa cuốn sách "Người Cống ở Việt Nam"

"Người La Hủ ở Việt Nam"

 Cuốn sách giứi thiệu về người La Hủ là một trong những tộc người có dân số ít nhất trong các tộc người ở Việt Nam. Theo thống kê năm 2019, người La Hủ có 12.113 người thuộc 3 nhóm: La Hủ Na (La Hủ đen), La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Phung (La Hủ trắng), sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ngôn ngữ người La Hủ thuộc nhóm Tạng - Miến.

 Vào khoảng giữa thế kỉ XX trở về trước, người La Hủ không sống quần tụ đông đúc như nhiều dân tộc khác ở biên giới phía Bắc. Họ sống biệt lập, mỗi bản làng chỉ có vài nóc nhà là anh em thân thuộc cùng chung sống. Người La Hủ thích chọn những khu vực núi dốc để làm nương rẫy. Họ dựng lều lợp lá rừng, phạt cây tra hạt, vỡ đất làm rẫy, gieo ngô trên nương, trồng sắn. Khi lá trên mái lều úa vàng họ sẽ rời bỏ ngọn núi đó rồi đi đến một ngọn núi khác. Từ tập quán đó mà người La hủ còn có tên gọi khác là người "Xá Lá Vàng" ....

Bìa cuốn sách "Người La Hủ ở Việt Nam"
Bìa cuốn sách "Người La Hủ ở Việt Nam"
"Người Si La ở Việt Nam"

 Cuốn sách giới thiệu về người Si La, một dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Miến - Lô lô, với dân số trên 900 người, nên việc sưu tầm tư liệu có khó khăn thêm vào đó bản sắc văn hóa mai một, biến đổi,lai tạp qua những biến thiên của lịch sử. Văn hóa người Si La ngày nay là sự pha trộn giữa các sắc màu văn hóa của nhiều tộc người càng khiến cho trầm tích văn hóa Si La trở nên dày và nhiều lớp. Sự phức tạp và đa dạng trong văn hóa ở tộc người Si La trong bức tranh đa sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc thêm rực rỡ.

Bìa cuốn sách "Người Si La ở Việt Nam"
Bìa cuốn sách "Người Si La ở Việt Nam"

"Người Tà Ôi ở Việt Nam"

 Cuốn sách giứi thiệu về người Tà Ôi, một trong 54 dân tộc người thiểu số ở Việt Nam, cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn. Cuộc sống của người Tà Ôi gắn liền với thiên nhiên hoang dã. Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào dân tộc Tà Ôi có nhiều lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng riêng. Bên cạnh đó, dân tộc Tà Ôi có một kho tàng văn hóa dân gian, ca múa nhạc đa dạng và phong phú. Tất cả chính là những di sản quý báu của cư dân miền núi Trường Sơn.

Bìa cuốn sách "Người Tà Ôi ở Việt Nam"
Bìa cuốn sách "Người Tà Ôi ở Việt Nam"

Ngày nay, dù cuộc sống đã phát triển với nhiều đổi thay, song người Tà Ôi vẫn là một cộng đồng dân tộc có các đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Với những hình ảnh sinh động được tuyển chọn sưu tầm công phu và những bài viết ngắn gọn, cô đọng của chuyên gia dân tộc học, cuốn sách đã phản ánh những nét cơ bản nhất về nguồn gốc, dân cư, tập quán, thói quen, trang phục, tín ngưỡng... của người Tà Ôi.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.