Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo Ngô Xa Mạ với nghị lực gieo chữ ở vùng cao

Trọng Bảo - 20:38, 24/11/2021

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Lào Cai đã có những chuyển biến rõ rệt, trở thành điểm sáng của vùng Tây Bắc. Có được kết quả này, bên cạnh các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, thì còn có những hy sinh thầm lặng của các thầy, cô giáo vẫn đang ngày đêm miệt mài gieo chữ, mang tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc, cô giáo Ngô Xa Mạ, dân tộc Phù Lá là một tấm gương điển hình.

Mỗi buổi lên lớp của cô giáo Ngô Xa Mạ luôn là niềm háo hức đối với các em học sinh
Mỗi buổi lên lớp của cô giáo Ngô Xa Mạ luôn là niềm háo hức đối với các em học sinh

Cô giáo người Xá Phó ( tên gọi khác của dân tộc Phù Lá) Ngô Xa Mạ, là một minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng đó. Sinh ra và lớn lên ở thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Tuổi thơ của cô bé Mạ là chuỗi ngày tập đứng, tập đi bằng đôi chân không lành lặn. Rồi, với nghị lực của mình, cô gái ấy đã học hết THPT rồi thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

Ra trường, dù đôi chân không lành lặn, cô giáo Mạ đã vượt qua không biết bao nhiêu quả đồi, con suối từ huyện Mường Khương xa xôi, và nay chuyển về dạy tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Tả Giàng Phìn, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa để mang tri thức đến với học trò nghèo vùng cao. Với cô Mạ, hàng ngày được gặp những đứa trẻ dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng hiếu học, là niềm hạnh phúc, là động lực để cô vượt qua những khó khăn của bản thân.

“Sau khi tốt nghiệp, em được phân công về dạy môn tiếng Anh. Với đặc thù vùng cao, tiếng phổ thông các em còn ngọng nghịu, thì ngoại ngữ với các em là cả một thử thách. Em không lấy đó làm buồn, nản lòng, mà càng có thêm quyết tâm bù đắp cho những thiệt thòi của các em so với trẻ ở thành phố. Để có thể truyền tải được kiến thức, em phải kiên trì từng tí một, vừa nói, vừa làm thao tác để các em nhớ được, về nhà biết để tự ôn tập. Có khi cả tiết học em chỉ dạy được 4 từ thôi”, cô Mạ tâm sự.

Cô giáo Ngô Xa Mạ vẫn hàng ngày đến trường với đôi chân không lành lặn
Cô giáo Ngô Xa Mạ vẫn hàng ngày đến trường với đôi chân không lành lặn

Những niềm vui mỗi giờ lên lớp với học trò là con em đồng bào Mông, Dao… đã giúp cô giáo Mạ vơi bớt những mặc cảm của bản thân, do bị khuyết tật bẩm sinh. Không đủ sức khỏe để tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, cô Mạ dành cả thời gian vào việc chuẩn bị những bài giảng tốt nhất cho học trò của mình. Nhờ đó, những tiết học ngoại ngữ của cô giáo Mạ là niềm háo hức, ngóng đợi của các cô cậu học trò, thay vì tâm lý sợ sệt trước đây.

"Em và các bạn trong lớp rất thích học môn tiếng Anh của cô giáo Mạ. Cô giảng rất dễ hiểu. Cùng với đó, trong các buổi học cô còn lồng ghép các bài hát, clip bằng tiếng Anh nên dễ nhớ, dễ thuộc lắm. Chính cô Mạ là tấm gương để chúng em phấn đấu vươn lên trong học tập hàng ngày”, em Sùng Thị Pai, học sinh Trường PTDT bán trú Tả Giàng Phình cho biết.

Hình ảnh liêu xiêu của cô giáo Ngô Xa Mạ, mỗi buổi sáng tới trường khiến cho phụ huynh, học trò, đồng nghiệp trong trường đều nể phục nghị lực và ý chí của cô giáo người Xa Phó này.

“Cô Mạ được chuyển về trường từ đầu năm học 2021 - 2022 vừa rồi. Nghị lực vươn lên của cô Mạ là tấm gương cho thầy cô trong trường; Và nhà trường cũng lấy đó để tuyên truyền, hướng cho các em học sinh phấn đấu, học tập”, cô giáo Nguyễn Thị Quyên, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ

Tại thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, quê hương của cô giáo Ngô Xa Mạ không có nhiều thanh niên theo đuổi con đường học tập. Vượt lên khiếm khuyết của bản thân để học được cái chữ, cô gái người Xa Phó Ngô Xa Mạ đã thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo, gieo tình yêu con chữ cho trẻ vùng cao. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.