Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo người Mường được vinh danh xuất sắc toàn cầu

Hiếu Anh - 16:37, 27/03/2020

Lần đầu tiên một cô giáo của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh là 1 trong 50 giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020. Tự hào hơn, đó là một cô giáo dân tộc Mường được đào tạo từ hệ thống trường dân tộc nội trú (DTNT).

Cô giáo Hà Ánh Phượng tâm huyết với công tác giáo dục miền núi
Cô giáo Hà Ánh Phượng tâm huyết với công tác giáo dục miền núi

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) sinh ra từ vùng quê nghèo huyện Yên Lập (Phú Thọ). Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Ánh Phượng đã tỏ ra là một người tràn đầy nghị lực. Năm 2009, Ánh Phượng đạt học bổng Hoa Trạng nguyên - giải thưởng dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trao tặng. Năm 2011, cô là 1 trong 14 sinh viên châu Á đoạt học bổng tiềm năng lãnh đạo do Viện Giáo dục quốc tế Mỹ IIE trao tặng.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Ánh Phượng vào học tại khoa tiếng Anh Trường Đại học Hà Nội. Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, Ánh Phượng được một công ty dược của Pakistan mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với mức lương hấp dẫn. 

Nhưng Phượng từ chối để tiếp tục học thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh và nhận bằng năm 2016. Giấc mơ trở thành cô giáo của Phượng từ đây đã thành hiện thực. “Tôi muốn làm những điều mình thích”, Ánh Phượng nói nhẹ nhàng và ngắn gọn sau khi kể về thành tích học tập đáng nể của mình.

Nếu như hiện nay chương trình dạy học trực tuyến đang được thúc đẩy để ứng phó với dịch Covid-19, thì ở Trường THPT Hương Cần, huyện miền núi Thanh Sơn, cô giáo Ánh Phượng đã chủ động áp dụng phương pháp này từ rất lâu. 

Ngay từ năm 2017, Ánh Phượng đã ứng dụng các phần mềm Zoom và Skype để đưa học sinh của mình vào môi trường học tập không biên giới, khắc phục được những hạn chế của mô hình lớp học truyền thống. 

Ngoài những tiết học trên lớp, cô còn khuyến khích các em học sinh viết thư tay cho những người bạn nước ngoài, mua các tờ báo tiếng Anh về dịch hay cuối tuần xem bản tin tiếng Anh trên tivi để cải thiện trình độ ngoại ngữ cho học sinh.

Ngoài những giờ giảng dạy, cô Phượng còn tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện như dạy học miễn phí cho học sinh, làm thư viện hạnh phúc miễn phí cho học sinh; hướng dẫn học sinh làm dự án quốc tế - “Say no to plastic straw” đạt top 150 sản phẩm xuất sắc nhất trong cuộc thi dạy học sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin do Bộ GD&ĐT phối hợp với tập đoàn Microsoft tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.