Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thông tin đối ngoại đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cô giáo người Mường “Từ vườn chuối tôi có thể nhìn ra thế giới”

Hoàng Phúc và CTV - 21:43, 11/11/2023

Vượt qua những rào cản, định kiến đã ăn sâu vào trong tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng cao, nhiều phụ nữ DTTS đã khẳng định được vai trò của mình trên các lĩnh vực. Với cô giáo Hà Ánh Phượng, người từng gây bão mạng với câu chuyện "Từ vườn chuối tôi có thể nhìn ra thế giới" đã tạo nên lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả bốn châu lục. Đặc biệt, cô giáo Phượng đã giúp những em có hoàn cảnh khó khăn ở miền quê Phú Thọ, nơi Phượng sinh ra và lớn lên có môi trường học tiếng Anh tốt nhất với tâm niệm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ nơi đâu, các em cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục học tiếng Anh tốt nhất”.

Hà Ánh Phượng từ nhỏ luôn mơ ước thành cô giáo giảng dạy cho con em của quê hương mình (Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn (Phú Thọ)
Hà Ánh Phượng từ nhỏ luôn mơ ước thành cô giáo giảng dạy cho con em của quê hương mình (Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn (Phú Thọ)

Cô giáo của bản

Sinh ra và lớn lên từ vùng quê nghèo Yên Lập, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, từ nhỏ, Phượng đã ước mơ trở thành cô giáo. Ước mơ ấy của Phượng được bố mẹ hỗ trợ hết mình. Bố cô không quản ngại đi lại hằng chục cây số chỉ để mua cho con một cuốn sách tham khảo. 

Ngay từ khi học cấp II, cấp III tại trường nội trú của huyện, tỉnh, Phượng luôn quyết tâm để ước mơ của mình trở thành hiện thực. Và nỗ lực của em đã được đền đáp. Năm 2009, Hà Ánh Phượng đạt học bổng Hoa Trạng nguyên - giải thưởng dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp Tập đoàn Tân Tạo trao tặng. Năm 2011, Phượng tiếp tục trở thành một trong 14 sinh viên châu Á đoạt học bổng tiềm năng lãnh đạo do Viện Giáo dục quốc tế Mỹ IIE trao tặng.

Tốt nghiệp Trường Đại học Hà Nội với tấm bằng loại ưu, Hà Ánh Phượng được một công ty dược của Pakistan mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với mức lương hấp dẫn. Nhưng Phượng đã từ chối để tiếp tục học thạc sĩ ngành sư phạm tiếng Anh và nhận bằng tốt nghiệp năm 2016. Giấc mơ trở thành cô giáo của Phượng từ đây đã thành hiện thực. "Tôi muốn làm những điều mình thích" Phượng nói nhẹ nhàng và ngắn gọn sau khi kể về thành tích học tập đáng nể của mình.

Hà Ánh Phượng nhận giải thưởng Giáo viên xuất sắc do Công chúa Thái Lan Sirivannavari Nariratana Rajakanya trao tặng cho 11 giáo viên, nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục tại 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2021
Hà Ánh Phượng nhận giải thưởng Giáo viên xuất sắc do Công chúa Thái Lan Sirivannavari Nariratana Rajakanya trao tặng cho 11 giáo viên, nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục tại 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2021

"Từ vườn chuối tôi có thể nhìn ra thế giới"

Đó là câu nói mà Phượng vẫn thường hay kể cho các giáo viên trong nhiều hội thảo, lớp học phát triển chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy tiếng Anh ở trong và ngoài tỉnh về mô hình lớp học xuyên biên giới (mô hình lớp học không biên giới- borderless classroom model). Với mô hình "lớp học xuyên biên giới", cô Phượng đã giúp học sinh có thể học các môn toán, Lý, Hóa, Lịch sử... vừa giao lưu trực tuyến với bạn bè ở 40 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới vừa nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Em Đinh Thị Nga học sinh trường THPT Hương Cần chia sẻ: "Em cảm thấy rất hứng thú với lớp học tiếng Anh của cô giáo Phượng, vì em có thể giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, quảng bá nền văn hóa của Việt Nam, em còn học hỏi thêm những nền văn hóa của các nước bạn".

Cô Phượng chia sẻ, ngày mới thực hiện mô hình cô thường xuyên làm việc thêm ở nhà. Có lần nhà cô bị mất điện không muốn dang dở sự kết nối, cô Phượng đành ra ngồi ở vườn chuối “bắt ké” Wifi nhà hàng xóm để có thể tiếp tục học. Nhìn không gian làm việc độc đáo của cô, nhiều giáo viên quốc tế không khỏi ngạc nhiên và thú vị. Cũng chính kỷ niệm đó, càng thôi thúc cô cùng học trò "từ vườn chuối nhìn ngắm ra thế giới". 

Giờ đây, điều làm Phượng hạnh phúc nhất không phải là những giải thưởng mà là những thay đổi tích cực về giới hạn bản thân của những cô cậu học trò sinh ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phượng nhớ lại. "Đầu năm 2020 là một năm đáng nhớ của mình với rất nhiều sự kiện: Ngày 3/2/2020, mình nhận được tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo mình đã vượt qua vòng phỏng vấn và trở thành giáo viên Việt Nam duy nhất cùng với 4 em học sinh tham gia chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á tại ĐH Northern Illinois,Bang Illinois, Mỹ - Một học bổng toàn phần của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ dành cho thủ lĩnh trẻ các nước Đông Nam Á”. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát mà chuyến đi của cả 4 cô trò đành phải hủy.

 Vận may lại liên tiếp đến với Phượng, ngày 25/2/2020 Phượng tiếp tục nhận được thư mời từ Microsoft về việc công nhận danh hiệu MIE Expert - một danh hiệu dành cho chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft. Niềm vui như vỡ òa, ngày 19/3/2020, khi tổ chức Varkey có trụ sở tại Anh đã công bố quốc tế danh sách 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 và Phượng là 1 trong số 50 giáo viên xuất sắc và cũng là người Việt Nam duy nhất lọt vào TOP 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, tính đến thới điểm hiện tại...

Sau những thành công vang dội, cô giáo Hà Ánh Phượng đã vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2020. Nhờ những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục toàn cầu. Năm 2021, Hà Ánh Phượng đã được nhận giải thưởng Giáo viên xuất sắc do Công chúa Thái Lan Sirivannavari Nariratana Rajakanya trao tặng cho 11 giáo viên, nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục tại 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Hà Ánh Phượng, đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XV và ông Dan Carden, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, Nghị sĩ Vương quốc Anh trình bày và thông qua Tuyên bố Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9/ năm 2023 tại Hà Nội
Hà Ánh Phượng, đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XV và ông Dan Carden, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, Nghị sĩ Vương quốc Anh trình bày và thông qua Tuyên bố Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9/ năm 2023 tại Hà Nội

Năm 2023, với vai trò là đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam), Hà Ánh Phượng vinh dự, tự hào và trách nhiệm lớn lao khi đảm nhận nhiệm vụ cùng ông Dan Carden - Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU trình bày và thông qua Tuyên bố Hội nghị về vai trò của giới trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Giờ đây, không chỉ tiếp tục học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cô giáo Hà Ánh Phượng cùng các học trò còn năng động tham gia nhiều dự án xã hội, trong đó có Dự án “Nói không với ống hút nhựa” đã được nhiều người biết đến và ủng hộ. Dự án đã kết nối với hơn 40 quốc gia trên thế giới. Trong các buổi học, khi trao đổi về dự án “Nói không với ống hút nhựa”, các học sinh của cô đã mang đến những sản phẩm ống hút tre do chính tay các em làm ra và tự tin thuyết trình dự án, với mong muốn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường tới bạn bè quốc tế.

Với hành trình không ngừng nghỉ, cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng đã truyền đạt một thông điệp thật ý nghĩa cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ người DTTS Việt Nam: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công theo đuổi bạn”.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.