Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo trẻ tiêu biểu trên cao nguyên Bắc Hà

Khuất Linh - 07:50, 26/12/2020

Cô giáo Hoàng Thị Luyến (sinh năm 1986), dân tộc Tày, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội Trường THCS xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ....vừa được vinh danh tại Chương trình Lễ tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp trung ương lần thứ 2 - năm 2020 tại Hà Nội


Cô giáo trẻ Hoàng Thị Luyến (đứng giữa) vinh dự được vinh danh nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương, lần thứ 2 năm 2020.
Cô giáo trẻ Hoàng Thị Luyến (đứng giữa) vinh dự được vinh danh nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương, lần thứ 2 năm 2020.

Nỗ lực vượt khó, cống hiến

Trò chuyện cùng chúng tôi, cô giáo trẻ người Tày- Hoàng Thị Luyến cho biết, cô sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Từ thủa nhỏ, cô luôn ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên vùng cao để mang con chữ, lời ca đến với các em học trò nghèo.

Khi học xong THPT, cô Hoàng Thị Luyến đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Trường Đại học sư phạm Hùng Vương, chuyên ngành Âm nhạc. Tốt nghiệp ra trường năm 2009, cô được phân công về dạy học tại Trường Tiểu học Tân Quang- địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Cô giáo Luyến luôn bám lớp, bám trường, tận tình giúp đỡ học sinh, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sau 2 năm gắn bó với xã Tân Quang, cô chuyển công tác về Trường THCS Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, cô được Ban Giám hiệu Nhà trường tin tưởng giao làm Tổng phụ trách Đội. Tại ngôi trường mới, ngoài bám sát chương trình của sách giáo khoa cô luôn tìm tòi, thể hiện sự sáng tạo khi vận dụng những bài hát, làn điệu dân ca gần gũi để truyền đạt  cho các em học sinh. Điều này đã tạo sự hấp dẫn và hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, giúp các em thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc.

Các tiết dạy của cô giáo Hoàng Thị Luyến luôn sôi nổi, cuốn hút các em học sinh.
Các tiết dạy của cô giáo Hoàng Thị Luyến luôn sôi nổi, cuốn hút các em học sinh.

Hết lòng vì các em học sinh thân yêu

Cùng với tổ chức tốt các hoạt động Đội trong trường học, cô giáo Luyến còn tích cực tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để thu hút các em tham gia, giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân trước đông người, từ đó kích thích tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” của học sinh, trang bị thêm nhiều kỹ năng sống cần thiết, bổ ích cho các em.

Em Dương Ngọc Hà, học sinh lớp 8A2-Trường THCS Bảo Nhai bày tỏ: "Cô Luyến không chỉ hát hay, dạy giỏi mà còn tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa cho chúng em tham gia như thi vẽ tranh, tuyên truyền măng non, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức các trò chơi dân gian bổ ích. Các tiết dạy của cô Luyến đều rất gần gũi, nhẹ nhàng, dễ hiểu, giúp chúng em thoải mái hơn trong quá trình học tập...”.

Cô giáo Phạm Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhận xét: Cô Hoàng Thị Luyến là một giáo viên trẻ, tâm huyết tại đơn vị, cô có những kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động ở trường để thu hút được học sinh, giúp các em thêm yêu mến và thích đến trường. Cũng nhờ các hoạt động đội do cô giáo Luyến tổ chức nên công tác duy trì sĩ số chuyên cần tại Trường THCS Bảo Nhai luôn đạt cao, từ 98% trở lên.

Đặc biệt, cuối tháng 11/2020 vừa qua, cô Hoàng Thị Luyến vinh dự được nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ II năm 2020. Đây là ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực, phấn đấu của cá nhân, cũng là động lực, niềm tin để cô giáo trẻ Hoàng Thị Luyến tiếp tục gắn bó, cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người” trên cao nguyên Bắc Hà.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.