Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những “bông hoa” nơi gặp gỡ đất trời

Hải Phong - 11:22, 19/10/2020

Được người dân ví như những bông hoa đỗ quyên tỏa hương thơm ngát nơi núi rừng, những cô giáo tại điểm trường Phân hiệu họ Giàng và Phân hiệu Móng Sến II (Trường Tiểu học Trung Chải, xã Trung Chải, Sa Pa, Lào Cai) luôn mang trong mình tâm huyết đem con chữ đến với các em nhỏ vùng cao.

Lễ khai giảng đơn sơ của thầy, trò tại điểm trường Móng Sến II
Lễ khai giảng đơn sơ của thầy, trò tại điểm trường Móng Sến II

Cô Đàm Thị Nghĩa, quê ở Thái Bình có hơn 20 năm công tác tại điểm trường Phân hiệu họ Giàng chia sẻ, trong lớp có hơn 60% là con hộ nghèo. Các em học sinh thường mang cơm trắng tới lớp ăn, ngoài ra không có gì khác. Dù khó khăn nhưng nhiều em rất ham học. Vì thương các em mà chúng tôi quyết ở lại gắn bó với ngôi trường, mang con chữ để thay đổi cuộc sống nơi đây.

Nhìn những đứa trẻ quần áo, mặt mũi mặt lấm lem, chúng tôi cũng cảm nhận được phần nào những khó khăn nhọc nhằn để có được con chữ. Cô Bùi Thị Mai - điểm trường Móng Sến II chia sẻ, để duy trì được sĩ số, hằng ngày, các cô phải đi vận động phụ huynh cho con đến trường. Ngoài ra, vì thấy học sinh quá thiếu thốn, các cô phải bỏ tiền lương của mình để mua thức ăn cho các con. Nhiều cô đã chủ động tìm nguồn tài trợ bữa ăn trưa cho các cháu. Có bữa ăn trưa, học sinh chịu khó đi học hơn.

Anh Giàng A Nủ, Trưởng bản kiêm Bí thư Chi bộ Móng Sến II xúc động: Được các thầy, cô về bản nhiệt tình, trách nhiệm dạy chữ cho con em mình, bà con rất phấn khởi và biết ơn. Người dân bản nghèo không có gì cảm ơn, lâu lâu có chút rau rừng hỗ trợ các cô thôi. Cũng may giờ có đường đi lại rồi, các cô giáo cũng đỡ vất, mong các cô có sức khỏe tốt để tiếp tục giúp đỡ bà con.

Chia tay các cô giáo ở 2 điểm trường vùng cao, hình ảnh cô giáo trẻ đón lũ học trò với túi bóng đựng cơm đến trường vẫn hiển hiện trong tâm trí chúng tôi. Càng khâm phục và chia sẻ hơn với mong ước của các cô “làm sao để học sinh có cái ăn, cái mặc, yên tâm đến trường học chữ, vậy là các cô vui rồi”... 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.