Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo truyền cảm hứng học ngoại ngữ cho học sinh vùng cao

Thiên An - Mỹ Dung - 08:47, 16/11/2022

Trải 22 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, đến nay cô giáo Bành Thị Thủy, giáo viên trường THCS thị trấn Lộc Bình vẫn đang kiên trì thực hiện "sứ mệnh" dạy ngoại ngữ cho hàng nghìn học sinh DTTS ở các trường vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa huyện biên giới Lộc Bình (Lạng Sơn).

Cô Bành Thị Thủy chụp ảnh cùng học sinh đạt giải IOE cấp Quốc gia
Cô Bành Thị Thủy chụp ảnh cùng học sinh đạt giải IOE cấp Quốc gia

Nhiều sáng kiến dạy ngoại ngữ hiệu quả

Cô Thủy về công tác tại Trường THCS thị trấn Lộc Bình từ 2016, mang theo “làn gió mới” học ngoại ngữ cho những cô cậu học trò người DTTS nơi đây. Cô chính là người đã giúp các em thoát khỏi áp lực, lo ngại việc phải học ngoại ngữ và dần thích thú với môn học này.

Cô Thủy chia sẻ, môn tiếng Anh vốn là một môn học khá áp lực với cả giáo viên và học sinh. Ở đây, cũng có một phần học sinh được học Tiếng Anh từ cấp tiểu học nhưng cũng có nhiều học sinh chưa được học nên khi lên THCS, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, do nhận thức học sinh chưa đồng đều. Đặc biệt, ở địa bàn vùng cao này điều kiện học tập còn khó khăn, các em học sinh rất nhút nhát khi giao tiếp.

Để giúp các em tiếp cận với môn học này, từ đầu cô Thủy đã cho học sinh tiếp cận tiếng Anh từ những hoạt động đơn giản như: chào hỏi thầy cô giáo, báo cáo sĩ số, lồng ghép nội dung bài học gắn với sở thích, sở trường của học sinh để phát triển kỹ năng đọc, nghe. 

Đặc biệt, cô cùng giáo viên tổ Ngoại ngữ thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh, các hoạt động ngoại khóa thuyết trình bằng tiếng Anh trong Ngày hội tiếng Anh, Lễ hội Halloween… để tạo ra môi trường nói tiếng Anh, giúp các em thành thạo, tự tin hơn trong giao tiếp.

Điều này không chỉ nhận được sự hưởng ứng của các học sinh học tốt tiếng Anh, mà ngay cả những học sinh còn chưa vững kiến thức tiếng Anh cũng bị lôi cuốn, từng bước  tạo phong trào đua nhau học tiếng Anh, góp phần tạo chuyển biến trong công tác dạy và học của nhà trường.

Hào hứng khi chia sẻ về Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường, em Vi Thị Minh, lớp 7A1 chia sẻ: “Bản thân em cũng như các bạn thấy việc tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh giúp chúng em dễ tiếp cận từ vựng, dần thành thạo trong giao tiếp, từ đó thêm thích thú hơn khi học môn Tiếng Anh”.

Học sinh hướng thú với buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh từ sáng kiến của cô Thủy
Học sinh hứng thú với buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh từ sáng kiến của cô Thủy

Gặt hái nhiều quả ngọt

Những năm gần đây, cô Bành Ngọc Thủy còn được biết tới là người “mát tay” giúp đội tuyển học sinh giỏi của Trường THCS thị trấn Lộc Bình giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Trong 7 năm học qua, trường THCS Lộc Bình có 3 học sinh đạt giải cấp quốc gia trong cuộc thi tiếng Anh trên Internet (IOE), 5 học sinh giỏi cấp toàn quốc, nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện môn tiếng Anh.

 Đối với một địa phương vùng cao như Lộc Bình, việc có nhiều học sinh đoạt giải học sinh giỏi môn tiếng Anh, là minh chứng cho sự nỗ lực đưa ra được những sáng kiến hiệu quả của cô Thủy và đồng nghiệp trong tổ Ngoại ngữ của trường.

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, cô Lê Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Lộc Bình cho biết: “Cô Bành Ngọc Thủy là gương sáng cho đồng nghiệp về tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi, sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Nhờ có cô Thủy mà đội tuyển tiếng Anh do cô Thủy đảm trách đã đoạt nhiều giải thưởng, đem lại thành tích cao cho nhà trường”.

Với những đóng góp trong công tác giảng dạy và lan tỏa tình yêu ngoại ngữ đến học trò, nhiều năm liền cô Thủy  được  nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và huyện. Năm 2021, cô giáo Thủy là một trong 50 giáo viên được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.