Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Cơ hội thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lào Cai

Trọng Bảo - 20:04, 12/04/2023

Chiều ngày 12/4, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. Theo Quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 6.364 km vuông gồm 9 đơn vị hành chính, là Tp. Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện.

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Lào Cai
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Lào Cai

Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN, phù hợp với với quan điểm, chủ trương phát triển chung của Vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của vùng và cả nước.

Phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. Bố trí không gian phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả trên cơ sở tập trung phát triển một trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột phát triển kinh tế, 5 nhiệm vụ trọng tâm…

Tỉnh Lào Cai đã và đang có sự phát triển vượt bậc trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
Tỉnh Lào Cai đã và đang có sự phát triển vượt bậc trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Đây cũng là cơ hội để tỉnh tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế có lợi thế ở từng địa phương; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS. Ưu tiên xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế đến đầu tư phát triển cho vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS, nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; ban hành chính sách riêng đối với học sinh nội trú tại các trường phổ thông vùng DTTS, miền núi…

Tin cùng chuyên mục