Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cỏ sữa trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy

TK - 16:13, 23/06/2020

Ở nước ta có hai loại cỏ sữa: Là cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ. Cỏ sữa lá lớn (cỏ sữa lông) hay phi dương thảo (Euphorbia hirta L.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae); Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.), cùng họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Cả hai loại đều là những vị thuốc đều được dùng phổ biến trong Đông y; có tính vị, tác dụng, cách dùng tương tự như nhau.

Cỏ sữa trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy

Thanh nhiệt giải độc. Trị nhọt vú, nhọt trong phế, mụn nhọt đinh độc, ngứa lở ngoài da, ngứa chân, tay: Cỏ sữa, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, mỗi vị 10 -12g. 

Trị mụn lở, ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi hoặc khô 200 - 300 g sắc nước đặc để tắm, rửa, ngày một lần, đặc biệt xoa xát kỹ vào chỗ bị ngứa, lở.

Thanh tràng chỉ lỵ. Trị lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy: Cỏ sữa 100g tươi hoặc 10 - 12g (khô). Sắc uống.

Hoặc: cỏ sữa, hoàng liên, hoàng đằng, hoàng bá, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc: cỏ sữa, cỏ nhọ nồi, rau sam, lá nhót, búp ổi, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc làm thành bột uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày 2 - 3 lần.

Hoặc: 6g cao mềm cỏ sữa (tương đương 50g cỏ sữa khô) và 11g cao khô hoàng đằng (tương đương 100g hoàng đằng khô) cùng tá dược bào chế dạng thuốc cốm, hoặc dạng viên nén để uống.

Lợi thấp, lợi tiểu. Trị tiểu nóng, buốt, tiểu ra máu: Cỏ sữa, râu mèo, kim tiền thảo, thông thảo, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Thông sữa, trị tắc tia sữa, ít sữa sau đẻ: Thông thảo, ý dĩ, mỗi thứ 10g, sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn tính: Cỏ sữa (khô) 12g, cát cánh 15g, trần bì 10g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Cách dùng: các bài thuốc trên đều sắc ngày 1 thang chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.

Lưu ý: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.


Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.