Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Con dao của người Mông

PV - 08:48, 25/01/2018

Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Con dao, lưỡi búa được chế tạo từ bàn tay người đàn ông Mông, không những sắc bén mà còn có độ bền cao.

Ông Thào A Lử đang hoàn chỉnh những con dao do ông rèn Ông Thào A Lử đang hoàn chỉnh những con dao do ông rèn

 

Nếu người miền xuôi rèn dao búa và các dụng cụ khác hoàn toàn bằng sắt hoặc thép, thì với người Mông, cả 2 kiểu rèn này đều không phù hợp. Ông Lử Bảo, điểm đặc trưng đầu tiên trong kĩ thuật rèn của người Mông chính là sự kết hợp giữa sắt và thép.

Kỹ thuật rèn của người Mông cơ bản có cái khác là phần lưỡi, dùng sắt vụn bó lại để nung, thì phần sắt là để riêng, phần thép người ta nẹp ở giữa phần sắt vụn, thì người ta rèn cho thành một. Rèn thành con dao khi mài ra, phần lưỡi của nó là thép còn phần trên chủ yếu là sắt.

Người ta nẹp thép ở giữa là để khi mài con dao sắc hơn, phần lưỡi cứng hơn khi chặt cây, va vào đâu thì nó đỡ mẻ.

Điểm khác biệt thứ 2 trong kĩ thuật rèn của người Mông với các dân tộc khác, thể hiện ở chuôi dao. Sau khi đã rèn con dao thành hình, phần còn lại của khối sắt sẽ được người thợ rèn tán mỏng rồi uốn lại thành hình ống để tra cán.

Nếu với một số dân tộc khác, con dao đến công đoạn này đã hoàn thành, thì với người Mông, chuôi dao tiếp tục được nung và tán liên tục cho đến khi liền chặt vào nhau. Trong quá trình rèn dao, búa hay cuốc xẻng, việc nung sắt đóng vai trò rất quan trọng với chất lượng của sản phẩm sau cùng.

Nếu nung quá nóng, dao sẽ mềm, dễ cong vênh. Nếu nung non lửa, con dao sẽ giòn, dễ gãy hay mẻ.

“Một trong những công đoạn quan trọng để làm ra một con dao tốt là tôi dao. Sau khi con dao đã được nung đỏ đều, thợ rèn người Mông mới từ từ đưa lưỡi dao nhúng nhẹ vào nước. Cứ như vậy chừng 2, 3 lần.

Sau khi lưỡi dao đã nguội và phần sống dao đã giảm bớt nhiệt, người thợ rèn mới thả toàn bộ con dao vào nước. Việc tôi dao như vậy làm cho phần lưỡi dao cứng chắc và dần mềm dẻo hơn về phía sống dao, dao sẽ bền hơn” , ông Lử cho hay. Sản phẩm từ nghề rèn của người Mông đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống của cộng đồng.

SAN NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.