Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Công an Hòa Bình: Thực hiện Chỉ thị 05 bằng những việc làm thiết thực

PV - 09:20, 28/08/2018

Với quyết tâm đưa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút được đông đảo cán bộ, chiến sĩ (CBCS) tham gia, Công an Hòa Bình đã cụ thể hóa chủ trương này bằng việc thực hiện nhiều nội dung có ý nghĩa nhân văn, hình thức phong phú, sáng tạo và chọn cơ sở làm nòng cốt cho mọi hành động.

Học tập và là theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, Công an huyện Lạc Sơn đã rà soát những vấn đề còn hạn chế, tồn tại, gây bức xúc trong CBCS và nhân dân để giải quyết dứt điểm. Đồng thời, đổi mới nền nếp, tác phong phục vụ nhân dân như: thực hiện cải cách hành chính tiếp công dân đến làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân (CMND), đăng ký phương tiện giao thông; duy trì làm việc vào ngày thứ Bảy để phục vụ nhân dân. Đặc biệt, đã vận động CBCS, đảng viên trong đơn vị mỗi tháng tiết kiệm 2 bữa ăn sáng để quyên góp mua bò giống giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2018, quỹ “Chung tay vì cuộc sống cộng đồng” đã quyên góp được 42 triệu đồng và trao tặng 3 con bò cho 3 gia đình tại các xã Yên Phú, Văn Sơn, Văn Nghĩa.

 

CBCS Công an tỉnh Hòa Bình giúp người dân xây dựng cầu dân sinh. CBCS Công an tỉnh Hòa Bình giúp người dân xây dựng cầu dân sinh.

Đến thăm gia đình bà Bùi Thị Dắt, xóm Nhụn, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn chúng tôi được biết, chồng bà đã mất, con lại bị bệnh, bản thân sức khỏe yếu, bà Dắt thường xuyên nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của CBCS Công an huyện Lạc Sơn. Chia sẻ với chúng tôi, bà Dắt cảm động nói: “khi được nhận con bò trị giá 15 triệu đồng do Công an huyện Lạc Sơn trao tặng, tôi xúc động lắm. Đây thực sự là món quà quý đối với gia đình tôi. Thật sự trân trọng tấm lòng của CBCS công an huyện”.

Không chỉ có CBCS Công an ở huyện Lạc Sơn, mà nhiều CBCS Công an trong địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng đã chủ động học và làm theo Bác từ những việc bình thường nhất.

Là một trong những đội nghiệp vụ thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, gần 11 năm nay, Đội Cảnh sát QLHC về trật tự xã hội, Công an huyện Cao Phong đã duy trì làm việc vào ngày thứ Bảy để làm các thủ tục cấp phát CMND đảm bảo nhanh, gọn, đúng quy định. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị gắn với 6 điều Bác Hồ dạy CAND, 5 lời thề danh dự và 10 điều kỷ luật của CAND, Đội Cảnh sát QLHC về trật tự xã hội thường xuyên chấn chỉnh lễ tiết, tác phong của đảng viên, CBCS trong Đội; không gây phiền hà, sách nhiễu khi phục vụ nhân dân.

Trung tá Bùi Thế Thành, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an huyện Cao Phong cho biết: “Công an huyện thường xuyên tổ chức cho đảng viên, CBCS học tập, nghiên cứu, trao đổi về các nội dung của Chị thị số 05 trong các buổi sinh hoạt định kỳ. Qua đó, CBCS trong đơn vị đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với nhiệm vụ công tác chuyên môn của đơn vị”. Từ năm 2016 đến nay, lực lượng Công an huyện đã giải quyết 78 tin tố giác, tin báo tội phạm trong tổng số 87 tin tiếp nhận; điều tra, làm rõ 30/35 vụ án; cấp mới 4.659 CMND; thu hồi 251 khẩu súng tự chế.

Theo báo cáo của Công an tỉnh Hòa Bình, thời gian qua Công an tỉnh Hòa Bình đã có hàng nghìn CBCS xung kích, tình nguyện không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy về các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS để thực hiện “4 cùng” với nhân dân. Tổ chức hàng nghìn việc tốt, quyên góp tiền lương từ CBCS để xây mới, sửa chữa nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, dựng nhà cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ…

Biến nhận thức thành hành động, mỗi CBCS Công an tỉnh Hòa Bình đã học tập và làm theo Bác với tinh thần thi đua sôi nổi, rộng khắp. Trong 5 năm qua, đã có 3.736 lượt tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng về ý chí kiên cường, về lòng trung thành tuyệt đối, đức hy sinh, tận tụy trong từng công việc.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.