Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Công bố 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022

Như Ý - 10:02, 25/06/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh mục phương thức xét tuyển và mã vào đại học năm 2022. Thí sinh cần lưu ý các mã đăng ký này để tránh sai sót khi làm thủ tục đăng ký hồ sơ, nguyện vọng xét tuyển vào đại học.

Công bố 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022. Ảnh minh hoạ
Công bố 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022. Ảnh minh hoạ

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, các thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8/2022. Đây là năm đầu tiên thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học sau khi đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trong khoảng thời gian từ 22/7 đến 17h ngày 20/8/2022, các thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, các thí sinh cần tìm hiểu thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển, mã tổ hợp được cơ sở đào tạo công khai trong đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để nhập liệu và cho chính xác,  tránh sai sót đáng tiếc xảy ra.

Danh mục phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

Công bố 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022 1
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.