Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Công bố giá sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 7 và lớp 10

Hoàng Quý - 17:45, 15/04/2022

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố bảng giá sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Đây là những bộ sách giáo khoa mới sẽ bắt đầu sử dụng trong các nhà trường từ năm học 2022 - 2023.

Sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống có giá 183.000 đồng
Sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống có giá 183.000 đồng

Theo đó, đối với sách lớp 3, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có giá 183.000 đồng còn bộ sách “Chân trời sáng tạo” có giá 190.000 đồng.

Đối với sách lớp 7, có hai bộ sách là “Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo” được bán với giá 208.000 đồng và 235.000 đồng.

Đối với sách lớp 10, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” và bộ sách “Chân trời sáng tạo” có giá có giá lần lượt là 436.000 đồng và 480.000 đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện kê khai giá bán lẻ các bộ sách này với Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính theo đúng quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện kê khai giá bán lẻ các bộ sách này với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) theo đúng quy định.

Tính đến ngày 12/4, đã có 8 tỉnh, thành phố công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, gồm: Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Tháp và Cần Thơ. Kết quả cho thấy, hầu hết các địa phương này lựa chọn sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để sử dụng trong năm học 2022 - 2023.

Sau khi các tỉnh, thành phố kết thúc việc lựa chọn sách, các nhà xuất bản sẽ tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới cho giáo viên; đồng thời in ấn, cung cấp đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa tới các địa phương trước năm học mới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.