Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

PV - 14:25, 17/09/2019

Cây ngải cứu họ cúc, mọc hoang, có mùi hăng, vị đắng, dùng làm thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra lá ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, andenin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết…

Bài thuốc trị cảm cúm, ho, đau đầu

Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.

Cầm máu

Thói quen của ông bà xưa là khi bị đứt tay sẽ chạy ra vườn hái một vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương, sở dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
Trị mụn nhọt

Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này. Ngoài trị mụn, việc dùng mặt nạ ngải còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.

Giảm đau

Các chứng phong thấp, đau lưng, đau đầu cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu, nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy, giảm triệu chứng đau nhức hằng ngày. Có thể luộc, nấu canh hay xào phần thân và lá giống cây này.

An thai

Ăn ngải cứu hoàn toàn lành tính, an toàn đối với các bà mẹ mang thai, không gây kích thích tử cung, không gây nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, lá này còn có tác dụng chữa chứng ra máu, đau bụng cho thai phụ. Cách dùng như sau, bạn lấy khoảng 16gram lá ngải cứu, 16gram lá tía tô cùng với 600ml nước sắc cho đến khi còn khoảng 100ml. Bạn uống nước này từ 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp an thai và khỏe mạnh cho thai phụ.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.