Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công nghệ - Xu hướng dẫn dắt BĐS công nghiệp năm 2022

PV - 14:05, 17/12/2021

Các chuyên gia nhận định, công nghệ sẽ là xu hướng dẫn dắt phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm 2022.

Công nghệ sẽ là xu hướng dẫn dắt phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm 2022. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí
Công nghệ sẽ là xu hướng dẫn dắt phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm 2022. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí

Dù đối mặt nhiều khó khăn do bệnh nhưng bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng trên thị trường. Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp của 8 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt khoảng 80%. Một số khu công nghiệp thậm chí đã gần hết đất trống.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ những khu công nghiệp có chuyển biến mạnh về mặt công nghệ, thích ứng với điều kiện sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh. Các chuyên gia nhận định, đây sẽ là xu hướng dẫn dắt phân khúc này trong năm 2022.

Áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất cũng là 3 kế hoạch chính Khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An tập trung chọn lọc khách hàng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Cụ thể đó là: Dược phẩm, vật tư y tế; khối công nghệ cao, sử dụng lao động có tay nghề cao và hình thành trung phân phối hàng hoá.

Với sự thay đổi chiến lược thu hút đầu tư này, khu công nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu tối thiểu 15% mỗi năm. Việc tiếp giáp trực tiếp với TP. Hồ Chí Minh cũng là điều kiện giúp khu công nghiệp tiếp cận được nguồn nhân công kỹ thuật cao.

Ông Bùi Lê Anh Hiếu - Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh, Khu Công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An cho biết: "Đối với công nghệ cao, lực lượng lao động là quan trọng. Lực lượng lao động trình độ cao thường sẽ ở những thành phố lớn, những trường đại học lớn cũng đều ở đấy. Hơn nữa sự phát triển Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có sự phát triển rất vượt bậc trong thời gian vừa qua, sự cộng hưởng đến nó cũng sẽ lan truyền đến các khu công nghiệp kế cận".

Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ vào sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chiến lược thu hút đầu tư của mỗi khu công nghiệp. Việc doanh nghiệp chủ động đổi mới trang thiết bị hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong khi, thiếu quỹ đất, nhiều chi phí phát sinh để duy trì sản xuất… đang gây khó cho doanh nghiệp. Cushman & Wakefield cho rằng, việc kéo giảm các chi phí này cũng là cách giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hơn.

Ông Paul Tonkes - Giám đốc Bất động sản Công nghiệp, Cushman & Wakefield cho hay: "Chi phí xây dựng tăng mạnh trong năm qua và chuỗi cung ứng bị gián đoạn kéo theo gia tăng chi phí kho bãi, cầu cảng cũng gây nhiều sức ép cho bất động sản công nghiệp. Chúng tôi nhận thấy có một xu hướng giảm giá gần được nhìn thấy nhưng điều này sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Việt Nam cần phải kéo giảm chi phí dù có áp dụng tự động hoá, cơ sở hạ tầng tốt hơn, thủ tục hành chính nhanh hơn…"

Đánh giá tiềm năng thị trường, Savills Việt Nam cho rằng, để bắt kịp chuỗi cung ứng và thực hiện chiến lược 4.0, ngành sản xuất có thể đạt mức tăng trưởng 16% vào năm 2030 nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu triển khai các công nghệ cấp trung bình. Việc ứng dụng các công nghệ mới có thể giúp lĩnh vực này tăng thêm 7 - 14 tỷ USD./.