Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Công nhân ở vùng sâu, vùng xa tích cực trở lại làm việc sau Tết

PV - 15:56, 13/02/2019

Khắc phục tình trạng lao động, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa bỏ việc sau Tết Nguyên đán, thời gian gần đây, các cơ quan đơn vị đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân thay đổi hành vi. Do vậy, những ngày đầu năm 2019, công nhân đã tích cực trở lại nhà máy, xí nghiệp làm việc.

Theo kết quả kiểm tra của Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, hiện nay có tới 98% số lao động đã trở lại làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Theo đó, diễn biến tư tưởng của đội ngũ công nhân lao động không có nhiều biến động. Tình hình sản xuất đi vào ổn định.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, trong những năm trước đây, tình trạng sau Tết Nguyên đán, nhiều lao động, nhất là lao động ở các tỉnh xa thường có tâm lý nghỉ việc dẫn đến sản xuất thiếu ổn định. Để khắc phục tình trạng này, những ngày cuối năm, các tổ chức công đoàn cùng các doanh nghiệp trên địa bàn đã thực hiện nhiều biện pháp để giữ chân người lao động sau Tết. Theo đó, các hoạt động chăm lo Tết đã được các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, hướng tới lợi ích thiết thực của đoàn viên, người lao động. Nhiều doanh nghiệp tích cực tổ chức các chương trình như “Tết sum vầy 2019”, tổ chức “Xe đưa đón miễn phí cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết”… chính vì vậy, nhiều công nhân cũng mặn mà hơn với công việc của mình.

Nhiều lao động tích cực làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Nhiều lao động tích cực làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, chị Bùi Thị Mai (quê Hòa Bình, công nhân Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long) đã trở lại Công ty làm việc trong niềm hân hoan và khí thế mới. Chị Mai cho biết, chị đã làm việc tại Công ty được 2 năm, không khí làm việc ngày đầu năm mới cũng như mọi ngày, mọi công nhân đều tập trung hoàn thành tốt công việc của mình. Chị hy vọng trong năm tới, Công ty sẽ có nhiều chính sách khuyến khích lương, thưởng để động viên tinh thần làm việc hăng say cho công nhân.

Cùng công ty với chị Mai, anh Phan Văn Tiến (quê ở Hà Tĩnh) cũng hào hứng chia sẻ: “Trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán, tôi được Công ty hỗ trợ 200 nghìn đồng cùng suất đi miễn phí cho vợ. Không những thế, tôi còn được Công ty cho về quê ăn Tết sớm 2 ngày. Do vậy, tôi rất tin tưởng và mong muốn được cống hiến lâu dài cho Công ty. Năm nay, vợ chồng tôi cũng chủ động lên sớm từ mùng 6 để chủ động làm việc”.

Ông Nguyễn Văn Luân, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long cho biết, với hơn 1500 lao động, thu nhập bình quân đạt hơn 8 triệu đồng/người/tháng, Công đoàn Công ty đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động bằng những hoạt động từ trước Tết, đảm bảo công việc ổn định, tăng lương, thưởng, cải thiện chế độ phúc lợi, hỗ trợ vé tàu xe miễn phí cho công nhân tích cực về quê ăn Tết…

Cũng làm việc tại Hà Nội, chị Bàn Thị Thu, công nhân Công ty Hoya (KCN Thăng Long, Hà Nội) trải lòng, dù quê ở Lào Cai-cách xa hơn 300 cây số, ít có dịp về nhưng nghỉ Tết như thế cũng là đủ vì công việc cũng là một phần cuộc sống. Chính vì thế khi xe đón công nhân sau Tết đến là chị sẵn sàng quay lại công việc ngay. Chị Thu đã làm việc tại Công ty được 5 năm, ngoài chế độ chi trả lương, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp khác cho người lao động tương đối tốt, Công ty còn có nhiều hoạt động chăm lo cho người lao động các dịp lễ 8/3, 20/10, lì xì đầu năm mới.

Để phát triển sản xuất hơn nữa, thời gian tới, các doanh nghiệp ngoài cần có các chính sách để thu hút lao động trở lại làm việc sau Tết mà cần có các chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân lao động lâu dài.

Bà Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có gần 300 ngàn doanh nghiệp hoạt động. Trong khi đó, chúng ta sắp qua thời kỳ dân số vàng. Điều đó có nghĩa là lao động sẽ ngày càng thiếu, nhất là đối tượng lao động trẻ. Do đó, thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn trong vấn đề thu hút lao động. Để giải quyết bài toán này, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là cải cách chính sách theo hướng có lợi cho người lao động như chế độ lương, thưởng, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động… Bên cạnh đó, người lao động cũng cần ý thức hơn trong việc chủ động học hỏi nâng cao trình độ tay nghề nhằm đáp ứng công việc trong thời đại 4.0.

ĐÔNG XUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật mà không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.