Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Công nhận Phù điêu Kala Núi Bà ở Phú Yên là Bảo vật Quốc gia

T.Nhân - H.Trường - 15:30, 04/01/2025

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận Phù điêu Kala Núi Bà là Bảo vật Quốc gia.

Theo đó, tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, đã công nhận phù điêu Kala Núi Bà, có niên đại thế kỷ XIV, đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên là Bảo vật Quốc gia.

Phù điêu Kala Núi Bà ở Phú Yên được công nhận là Bảo vật quốc gia
Phù điêu Kala Núi Bà ở Phú Yên được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà là tác phẩm điêu khắc đá Champa với chất liệu đá túp Riolit Đaxit, cao 60cm, đế rộng 44cm, dày 1 cm, trọng lượng 105,5kg. Mặt phù điêu Kala Núi Bà nhìn thẳng với miệng rộng, có 8 răng, râu dày, mắt to tròn, lông mi rậm, trán dô, bờm dày gồm 4 lớp, được chế tác công phu, đường nét tỷ mỉ và sắc sảo, bố cục hài hòa và cân xứng, hình khối nổi, biểu đạt rõ thần thái khuôn mặt Kala, trông rất dữ tợn và đầy tính huyền thoại.

Hiện phù điêu Kala Núi Bà cơ bản còn nguyên vẹn, chỉ duy nhất phần mũi sứt mẻ. Bảo vật này được phát hiện trong hố khai quật di tích Núi Bà ở xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa (Phú Yên), đưa về Bảo tàng Phú Yên năm 1993. Hiện trường Núi Bà cao 60m, nằm phía hữu ngạn sông Đà Rằng, tại đây có nền móng của kiến trúc Champa, bình đồ vuông, cạnh 9,5m.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.