Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Công tác cán bộ nữ, cán bộ DTTS: Cần có chính sách đột phá

PV - 09:22, 06/03/2018

Trong những năm gần đây, hệ thống chính trị các cấp đã dành nhiều quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ vùng đồng bào DTTS; có nhiều chính sách ưu tiên đối với cán bộ nữ DTTS.

Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ, cán bộ DTTS, hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần có chiến lược và giải pháp đột phá.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, năm 2017, cán bộ DTTS ở cấp Trung ương là trên 18 nghìn người trong tổng số gần 366 nghìn cán bộ, công chức, viên chức (chiếm khoảng 5%), trong đó 16,3% cán bộ DTTS là lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên.

Ngày càng có nhiều cán bộ nữ, cán bộ DTTS khẳng định vai trò, vị trí trong xã hội. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trò chuyện cùng các đại biểu nữ tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS tháng 12 năm 2017) Ngày càng có nhiều cán bộ nữ, cán bộ DTTS khẳng định vai trò, vị trí trong xã hội.
(Trong ảnh: Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trò chuyện cùng các đại biểu nữ tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS tháng 12 năm 2017)

 

Có thể thấy, mặc dù công tác cán bộ DTTS, cán bộ nữ đã được quan tâm và ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ DTTS, đặc biệt là cán bộ nữ DTTS ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí trong xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ DTTS vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhận định: Công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Đội ngũ này ngày càng được tăng cường nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS còn chậm được cụ thể hóa, chưa thống nhất và thiếu đồng bộ. Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ người DTTS còn thấp, chưa tương xứng với tỷ lệ dân số là nữ, dân số người DTTS và chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra...

Tương tự, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cũng nhấn mạnh: Tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia vào hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và còn bất cập trong phân công vị trí công tác. Do đó, cần những giải pháp tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ DTTS, như: Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục, truyền cảm hứng để người DTTS tự thân, nỗ lực học tập, rèn luyện phấn đấu để trưởng thành, chống tư tưởng hay kêu ca phàn nàn, tự ti, trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; có cơ chế đặc thù để tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên người DTTS; cần có đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ DTTS tốt nghiệp đại học rèn luyện trong thực tiễn ở cấp xã để bổ sung cán bộ làm công tác dân tộc…

Để tăng cường hoạt động bình đẳng giới, nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ nữ, cán bộ DTTS, bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025. Mục tiêu cụ thể của đề án phấn đấu 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và Người có uy tín, già làng, trưởng bản vùng DTTS có đồng bào DTTS rất ít người sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới… Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện, xã có đồng bào DTTS rất ít người sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách…

Năm 2018, Ủy ban Dân tộc cũng sẽ trình Chính phủ đề án đào tạo cán bộ xã cho vùng đồng bào DTTS; đề án Đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho người DTTS giai đoạn 2018-2025; đề án xây dựng cơ chế đặc thù trong tuyển dụng công chức viên chức người DTTS công tác vùng DTTS và miền núi.

Để công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đạt kết quả cao hơn, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong thời gian tới, cần xây dựng cơ chế phối hợp trong việc tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ nữ, cán bộ người DTTS. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định, chính sách về cán bộ nữ, cán bộ người DTTS, đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ DTTS tham gia tập thể lãnh đạo, quản lý ở các cấp theo quy định. Xác định rõ vị trí, vai trò của cán bộ nữ, cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, bản thân cán bộ nữ, cán bộ DTTS cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành tấm gương, những nhân tố điển hình, lan tỏa trong cộng đồng các DTTS…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.