Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác dân tộc dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế

Thanh Huyền - 23:57, 22/01/2020

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đối tác quốc tế, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Do đó, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác, đồng hành với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi của Việt Nam… là khẳng định của nhiều chuyên gia, đối tác phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione tại Hội nghị về báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam”.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione tại Hội nghị về báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam”

Đánh giá về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam, tại một số buổi làm việc với Chính phủ, Quốc hội Việt Nam nói chung, Ủy ban Dân tộc nói riêng, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione cho rằng, mô hình tăng trưởng hòa nhập vì mọi người của Việt Nam thời gian qua, nhất là nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thực sự trở thành chuẩn mực và là kim chỉ nam để định hướng cho chiến lược phát triển của Việt Nam.

Đặc biệt, một dấu son trong lịch sử công tác dân tộc đó là, Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (tháng 11/2019). Theo ông Ousmane Dione, đây là sự kiện chính trị quan trọng, rất có ý nghĩa đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS của Việt Nam trong tương lai. Ông đánh giá cao vai trò của Ủy ban Dân tộc trong việc chủ trì xây dựng Đề án Tổng thể này. Ông Ousmane Dione khẳng định, sự ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ cao nhất cho Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan của Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Đề án Tổng thể, cũng như thiết kế xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2030…

Mới nhận nhiệm vụ Đại sứ Ai Len tại Việt Nam không lâu, nhưng ngài Đại sứ Ai Len McCullagh đã dành thời gian đến thăm và làm việc tại Ủy ban Dân tộc. Ông cũng đánh giá cao kết quả xây dựng Đề án Tổng thể của Ủy ban Dân tộc và cho rằng, Đề án đã giúp thay đổi tư duy của nhiều người về vùng DTTS và điều này cũng rất quan trọng đối với Đại sứ quán Ai Len.

Ngài Đại sứ cũng tự hào với nguồn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len thời gian qua, đã xây dựng được hàng trăm công trình thiết thực cho vùng đồng bào DTTS của Việt Nam. Ngài John McCullagh cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành với Ủy ban Dân tộc trong việc phát triển cộng đồng các DTTS Việt Nam, đặc biệt là Chương trình 135. Ông cũng mong muốn, trong thời gian tới sẽ có điều kiện đi đến các vùng miền để hiểu hơn về các DTTS của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với sự nghiệp công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều chương trình hợp tác với một số quốc gia. Sự hợp tác này, hai bên đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong thực hiện công tác dân tộc. Trong đó, phải kể đến một số quốc gia, như Lào, Thái Lan, Myanmar…

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện, cơ sở hạ tầng vùng DTTS miền núi.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện, cơ sở hạ tầng vùng DTTS miền núi

Theo chân đoàn đại biểu Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan trong suốt hành trình tìm hiểu thực tế một số mô hình phát triển kinh tế tại vùng DTTS của Việt Nam, hồi tháng 8/2019, ông Anan Dontree, Phó Cục trưởng Cục Phát triển và An sinh xã hội, Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan bày tỏ, ông rất ấn tượng trước những đổi mới, phát triển của vùng DTTS tại Việt Nam.

Ông Anan Dontree cho rằng, Việt Nam có nhiều mô hình hay, độc đáo trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, vừa giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho DTTS, vừa giới thiệu, quảng bá và bảo tồn văn hóa của đồng bào DTTS. Thông qua chuyến công tác tại các địa phương của Việt Nam, Đoàn đã học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm trong công tác dân tộc và giao lưu văn hóa. Những kinh nghiệm học hỏi được tại Việt Nam, sẽ góp phần quan trọng giúp Thái Lan thực hiện chính sách dân tộc tốt hơn nữa cho vùng DTTS trong thời gian tới.

Trong hợp tác với Lào, ông Nhiakerrya Nochochongtoua, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Lào xây dựng đất nước đã đề cao sự giúp đỡ của Ủy ban Dân tộc trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật về công tác dân tộc đối với Lào là vô cùng quý báu. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đã tạo điều kiện cho cán bộ Lào được học tập và nghiên cứu thực tế công tác dân tộc tại Việt Nam. Thông qua các khóa học, các học viên đã tiếp nhận được rất nhiều kinh nghiệm hay, thiết thực trong công tác dân tộc của Việt Nam. Nhiều cán bộ đã áp dụng các kiến thức tiếp thu được, trở về tuyên truyền, chia sẻ cho các cán bộ, người DTTS tại Lào để phát huy được những lợi thế và hiệu quả trong công tác dân tộc tại nước nhà…

Từ thực tiễn cho thấy, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tăng giàu ở vùng đồng bào DTTS của Việt Nam luôn có sự chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp quý báu của các chuyên gia, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và nhiều quốc gia trên thế giới… Đó chính là một trong những nguồn động viên, sức mạnh to lớn để Việt Nam tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.