Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công viên Phật giáo có hàng trăm bức tượng

NA (T/h) - 17:12, 11/01/2022

Công viên Phật giáo nằm ven bờ Mê Kông, cách thủ đô Viêng Chăn, Lào 25km về phía đông nam. Công viên là quần thể gồm hàng trăm bức tượng với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, cung bậc cảm xúc, được chế tác theo Phật thoại.

Du khách viếng Công viên Phật giáo
Du khách viếng Công viên Phật giáo

Công viên này còn có tên gọi là Xieng Khuan, bắt đầu được xây dựng vào năm 1958 bởi tu sĩ và là nhà điêu khắc nổi tiếng Luang Pu Bunleua Sulilat. Hơn 200 bức tượng Phật giáo và Hindu cùng một số công trình được làm bằng bê tông cốt thép với kiểu dáng rất phong phú, tạo thành quần thể tượng vô cùng độc đáo.

Bức tượng độc đáo ở Xieng Khuan
Bức tượng độc đáo ở Xieng Khuan
Tượng Phật quay mặt về hướng Đông
Tượng Phật quay mặt về hướng Đông

Phần lớn các tác phẩm điêu khắc và tượng Phật tại Xieng Khuan đều hướng về phía Đông, riêng các bức tượng mô tả cái chết hay ác quỷ thì hướng về phía Tây.

Nổi bật nhất là công trình kiến trúc tháp Phật hình quả bí ngô khổng lồ cao hơn 6m, còn gọi là động âm phủ. Cửa động là miệng của một ác quỷ cao khoảng 2m. Động có 3 tầng: Tầng dưới cùng tượng trưng cho địa ngục, tầng thứ hai là trái đất và tầng trên cùng là thiên đường.

Khu vực sát tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả những truyền thuyết hấp dẫn của Lào. Từ tầng thiên đường, khách hành hương có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của Công viên Phật.

Động âm phủ
Động âm phủ
Miệng con ác quỷ chính là cửa động
Miệng con ác quỷ chính là cửa động
Cụm tượng mô tả truyền thuyết ở đất nước Triệu Voi
Cụm tượng mô tả truyền thuyết ở đất nước Triệu Voi

Ngay trung tâm công viên nổi bật bức tượng Phật nằm khổng lồ, dài khoảng 40m, vầng trán rộng, mắt khép nhẹ, môi mỉm cười… toát lên sự thanh thoát, bao dung.

Những điểm thu hút khác là tượng Phật bốn mặt ngồi trên một con ngựa hay bức tượng một vị thần với 12 khuôn mặt và nhiều bàn tay; tượng thần Vishnu tọa trên mình con rắn nhiều đầu ; tượng các sinh vật thần thoại như voi ba đầu…

Tượng voi 3 đầu
Tượng voi 3 đầu

Ngoài ra còn có các tác phẩm điêu khắc sinh động và huyền bí về đoàn nhà sư tụng kinh, khất thực; các dũng sĩ, vũ công, vũ nữ, ma quỷ và các động vật gắn liền với các câu chuyện thần thoại như rắn, rùa, cá sấu…

Các tác phẩm điêu khắc được sắp đặt trong khu vườn xanh tươi; bên phải là dòng suối róc rách, bên trái là sông Mekong mênh mang.

Trong không gian thoáng đãng, yên bình đó, du khách và người hành hương đắm mình suy tưởng về những điều răn của Phật, và bản sắc văn hóa của các tộc người thiện lành nơi đây.

Khách hành hương ở Công viên Phật
Khách hành hương ở Công viên Phật

Nghệ sĩ Kham Teum cho biết hầu như tour du lịch nào ở thủ đô Viêng Chăn cũng có điểm đến là Công viên Phật. Nơi đây thu hút khách tham quan và khám phá quanh năm.

Đặc biệt, vào dịp Tết Bunpimay, lễ Okphansa (lễ mãn chay)..., người Lào và khách nước ngoài cùng thực hành nghi lễ tắm Phật: Kết những vòng hoa chăm pa để đeo lên cổ, lên tay các bức tượng; sử dụng hoa đok khuôn để vẩy nước thơm lên tượng Phật.

Nước thơm sau khi tưới lên các bức tượng sẽ được hứng lại, xức vào người để trừ tà, chữa bệnh, gột rửa những điều xấu xa; đồng thời cầu mong được sống lâu, khỏe mạnh..

Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân trẻ gìn giữ, lan tỏa âm nhạc dân tộc Tày

Nghệ nhân trẻ gìn giữ, lan tỏa âm nhạc dân tộc Tày

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang lại chọn cho mình một con đường đặc biệt. Với tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc dân tộc, đặc biệt là đàn tính và sáo, Tuyền đã và đang trở thành hình mẫu tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống.