Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Cuộc sống mới ở những ngôi làng tái định cư

PV - 09:53, 09/07/2019

Sau một thời gian tái định cư, cuộc sống nhiều hộ dân thuộc hai làng Brang (xã Đăk Pling, huyện Kông Chro,) và làng Lơ Bơ (xã Chư Krey, huyện Kông Chro) tỉnh Gia Lai bắt đầu có những bước chuyển tích cực. Kinh tế phát triển, đời sống dần ổn định ấm no.

Không còn nỗi lo nước lũ và núi lở

Làng Brang có 120 hộ là đồng bào Ba Na. Trước kia, đồng bào Ba Na ở làng Brang sinh sống ở sườn núi Kông H’non với những ngôi nhà dựng tạm chênh vênh trên núi, dốc đứng. Mỗi khi mùa mưa về, người dân làng Brang thom thóp nỗi lo nước lũ, núi lở và lại bị cô lập hoàn toàn. Sau giải phóng, đồng bào Ba Na được chính quyền di chuyển về gần UBND xã để sinh sống. Tuy nhiên, vẫn còn 62 hộ đồng bào Ba Na chọn vị trí chân núi dựng nhà, thường xuyên bị nước lũ. Có những trận mưa lớn, nước lũ đầu nguồn về cuốn trôi hết nhà và tài sản của các hộ dân.

Năm 2017, các cấp chính quyền tỉnh đã trích kinh phí và tổ chức di dời 62 hộ dân sống trong khu vực núi lở về khu đất trống phía đầu làng rộng 3ha, cách làng cũ 500m. Với tổng kinh phí dời làng là hơn 1,2 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh. Theo đó, người dân được cấp đất ở. Mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu để làm nhà. Nước sạch được đưa về làng. Đường làng được đổ bê tông, phục vụ giao thông cho bà con trong làng. Điểm trường học được đầu tư, xây mới, cây cối được cấp để trồng xung quanh những lô đất.

Làng Brang đã có nhiều ngôi nhà khang trang của đồng bào Ba Na mọc lên. Làng Brang đã có nhiều ngôi nhà khang trang của đồng bào Ba Na mọc lên.

Về khu tái định cư làng Brang, gia đình anh Đinh Riêng được cấp 4 sào đất và được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp nên cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. “Trước đây, nhà mình làm nông nghiệp chủ yếu bằng thủ công, trọc, trỉa, tra hạt. Được chính quyền địa phương tuyên truyền và tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp, mình nắm được kỹ thuật có chăm sóc tốt mấy sào lúa, mỳ, bắp và cây keo. Cuối năm, trừ hết chi phí còn dư được được khoảng 40 triệu đồng”, anh Riêng chia sẻ.

Sau gần 3 năm di dời làng Brang đã có những ngôi nhà lợp mái tôn xanh, đỏ san sát nhau. Đường làng được giữ gìn sạch sẽ, trang trí xung quanh bằng nhiều loại hoa đủ sắc màu. Nhiều cây xanh được trồng lên tỏa bóng mát cả con đường làng. Nhiều ngôi nhà sàn cấp bốn làm bằng gỗ rất to đẹp, sừng sững ở trong làng.

Ông Đinh Nhân, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Pling cho biết: Về chỗ ở mới có nhà ở, có đất canh tác cuộc sống, đồng bào Ba Na đã ý thức được trách nhiệm nên rất chăm lo làm ăn, làng Brang có những chuyển biến mạnh mẽ cả về đời sống lẫn nhận thức. Họ đã mua máy cày loại nhỏ phục vụ cho việc gieo trồng. Toàn làng này có đến 80ha rừng trồng loại cây keo. Nhà nào cũng nuôi nhiều bò. Có rất nhiều hộ, sau khi trừ chi phí còn dư được vài chục triệu đồng/năm.

Khởi sắc ở làng mới

Năm 2008, tại khu vực dãy núi Chư Krey, đoạn tiếp giáp giữa xã Chư Krey và xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro là nơi có một cụm dân cư tự do, với 43 hộ là họ hàng quê ở Sơn La và Quảng Ninh sinh sống và lập nghiệp. Cuộc sống của người dân nơi đây bắt đầu với nhiều khó khăn như nạn mù chữ, bệnh tật hoành hành, giao thông đi lại khó khăn.

Để giải quyết vấn nạn trên, nhiều giải pháp được đưa ra nhằm xóa tình trạng di dân tự phát, đảm bảo an ninh- chính trị, bảo vệ rừng. Và một giải pháp khả thi được chính quyền đưa ra là, di dời 42 hộ dân này về một khu đất rộng khoảng 3ha, cách làng Lơ Bơ của người Ba Na xã Chư Krey khoảng 4km. Ở đây người dân được được cấp sổ hộ khẩu. UBND tỉnh bố trí quỹ đất và cấp 3,3 tỷ đồng xây dựng trạm hạ thế, san ủi mặt bằng, làm đường giao thông bằng bê tông, xây dựng 2 bể nước và hỗ trợ mỗi hộ 10 triệu đồng dời nhà từ trong rừng ra khu tái định cư.

Sau một năm di dời về nơi ở mới, khu tái định cư đã có những chuyển biến tích cực. Những ngôi nhà kiên cố san sát nhau mọc lên. Cây cối được trồng nhiều hơn. Các cột điện trong làng bắt đầu mọc lên thẳng tắp. Nước sạch được đưa làng về bể chứa lớn.

Ông Triệu Tài Hùng, chủ một cửa hàng tạp hoá tại làng Lơ Bơ chia sẻ: Từ ngày chuyển về đây sinh sống, chúng tôi thuận lợi hơn trước rất nhiều. Đường đến trường của con cái gần hơn. Đau ốm thì ra trạm xá xã xin thuốc. Điện đường được đầu tư, giúp việc đi lại thuận lợi hơn. Các hộ dân ở đây đều có đất làm rẫy, trồng nhiều loại cây. Hộ ít có 1ha, hộ nhiều 3-4ha. Đời sống người dân cũng từ đó mà được cải thiện hơn.

Ông Khương Đình Huy, Chủ tịch UBND xã Chư Krey cho biết: Hiện ở đây có 42 hộ, 1 hộ đã chuyển đi. Nhờ chăm chỉ làm ăn, nên đời sống của các hộ ở đây đã khấm khá hơn. Một hộ người Dao, sau một năm làm lụng trừ hết các chi phí cũng còn dư được vài chục triệu. Các hộ dân này ở đây cũng chấp hành rất tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Người dân ở đây cũng sống và sinh hoạt chan hòa với các làng khác.

LÊ HƯỜNG - THÙY DUNG

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.