Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đa dạng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

PV - 10:23, 24/04/2018

Trước kia, nhắc đến huyện Yên Bình là người ta nhớ đến hồ Thác Bà, nhưng hôm nay nhiều người biết thêm nơi đây có bưởi Đại Minh, lúa gạo Bạch Hà, thủy sản hồ Thác Bà...

Theo ông Lã Tuấn Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình, sau khi được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020, đến nay huyện đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa nông sản.

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Yên Bình kiểm tra việc chăm sóc lúa xuân tại cơ sở. Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Yên Bình kiểm tra việc chăm sóc lúa xuân tại cơ sở.

 

Trong đó, hiệu quả nổi bật là vùng bưởi Đại Minh rộng trên 450ha; vùng nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, với trên 1 ngàn lồng cá và 250ha nuôi cá quây lưới; vùng sản xuất lúa đặc sản Bạch Hà 50ha... đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng năm 2017.

Huyện Yên Bình cũng đã lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với vùng bưởi, vùng nuôi thủy sản. Những sản phẩm nông sản đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị hàng trăm tỷ đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Yên Bình.

Cùng với đó, huyện đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện, mời gọi các tổ chức, đơn vị thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ, nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi. Đồng thời xây dựng nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh, nhãn hiệu tập thể gạo Bạch Hà, đăng ký nhãn hiệu thủy sản hồ Thác Bà. Chỉ đạo hướng dẫn các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất gắn với quy hoạch XDNTM và các dự án sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị...

Chủ tịch UBND xã Đại Minh, Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: “Từ khi áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhất là xây dựng nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh đã nâng cao giá trị thu nhập từ bưởi. Bưởi Đại Minh giờ đã vào nhà hàng, siêu thị, tiêu thụ khắp các tỉnh thành. Nếu như trước đây, mỗi năm người dân trong xã bán thu cao lắm cũng chưa đầy 30 tỷ đồng, thì năm 2016 con số đã là 42 tỷ đồng; năm 2017 đạt 50 tỷ đồng”…

Với nỗ lực quy hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi; đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, huyện Yên Bình đã từng bước đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân. Đó là nền móng, tiền đề để cho sản xuất nông, lâm nghiệp Yên Bình phát triển gắn với XDNTM.

THANH PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.