Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Media

Đặc sắc lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Kim Anh - 09:43, 22/04/2022

Lễ mừng lúa mới là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên, thường được tổ chức vào tháng 11 dương lịch hằng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc.

Lễ cúng mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn nói chung và người Gia Rai nói riêng, với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc
Lễ cúng mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn nói chung và người Gia Rai nói riêng, với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc
Lễ mừng lúa mới bao gồm 2 phần là phần lễ và hội. Phần lễ cúng gồm 3 phần là cúng ở rẫy lúa, cúng ở chòi rẫy và cúng ở nhà chủ lúa
Lễ mừng lúa mới bao gồm 2 phần là phần lễ và hội. Phần lễ cúng gồm 3 phần là cúng ở rẫy lúa, cúng ở chòi rẫy và cúng ở nhà chủ lúa
Lễ cúng tại rẫy lúa bao gồm 1 chén rượu và 1 con gà. Động tác 7 lần chạm vào chén rượu là động tác dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những giống lúa đã trồng của gia đình tốt tươi, mau chín, thơm ngon
Lễ cúng tại rẫy lúa bao gồm 1 chén rượu và 1 con gà. Động tác 7 lần chạm vào chén rượu là động tác dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những giống lúa đã trồng của gia đình tốt tươi, mau chín, thơm ngon
Sau khi phần cúng dâng lễ đến phần mời rượu. Theo phong tục tập quán của người Gia Rai là theo chế độ mẫu hệ nên khi mời rượu người được mời đầu tiên là phụ nữ, do đó người vợ của chủ lúa và mẹ của vợ được mời uống trước
Sau khi phần cúng dâng lễ đến phần mời rượu. Người Gia Rai theo chế độ mẫu hệ nên khi mời rượu, người được mời đầu tiên là phụ nữ, do đó người vợ của chủ lúa và mẹ của vợ được mời uống trước
Tiếp theo đến phần lễ cúng mừng lúa mới tại chòi lúa: lễ vật gồm 01 chóe rượu, 01 đầu gà. Sau khi dâng lễ xong thì mời mọi người trong gia đình uống rượu
Tiếp theo đến phần lễ cúng mừng lúa mới tại chòi lúa: lễ vật gồm 1 chóe rượu, 1 đầu gà. Sau khi dâng lễ xong thì mời mọi người trong gia đình uống rượu
Mọi người cùng nhau uống rượu
Mọi người cùng nhau uống rượu
Sau khi lễ cúng tại chòi rẫy xong thì tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa; sau khi tuốt lúa xong, kết thúc phần cúng ở ngoài rẫy và chòi lúa
Sau khi lễ cúng tại chòi rẫy xong thì tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa; sau khi tuốt lúa xong, kết thúc phần cúng ở ngoài rẫy và chòi lúa
Sau khi tuốt mọi người cất vào chòi lúa
Sau khi tuốt mọi người cất vào chòi lúa
Lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa: Lễ vật gồm 3 chén rượu, 01 con heo. Động tác 7 lần chạm vào chóe rượu của thầy cúng là dâng lễ và cầu khấn 07 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) xin phép các thần cho gia đình được rước hồn lúa và lúa về nhà
Lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa: Lễ vật gồm 3 chén rượu, 1 con heo. Động tác 7 lần chạm vào chóe rượu của thầy cúng là dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) xin phép các thần cho gia đình được rước hồn lúa và lúa về nhà
Sau phần lễ rước hồn lúa về kho, người dân tổ chức giã gạo để lựa ra những hạt gạo tốt nhất.
Sau phần lễ rước hồn lúa về kho, người dân tổ chức giã gạo để lựa ra những hạt gạo tốt nhất.
Kết thúc phần lễ, buôn làng tổ chức phần hội. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi,…
Kết thúc phần lễ, buôn làng tổ chức phần hội. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi,…
Những điệu múa xoan đầy uyển chuyển của chị em phụ nữ Gia Rai
Những điệu múa xoang uyển chuyển của chị em phụ nữ Gia Rai
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.