Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Đặc sắc Tết mừng lúa mới của dân tộc Ba Na

PV - 22:11, 06/01/2022

Sinh sống lâu đời tại huyện K’bang tỉnh Gia Lai, người Ba Na hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc. Trong đó “Tết mừng lúa mới” phản ánh đậm nét đời sống văn hóa của người Ba Na.

Tết mừng lúa mới với ý nghĩa để toàn thể dân làng tạ ơn với Yang sri (Thần lúa) đã giúp cho làng có được một vụ mùa bội thu, giúp dân làng có một năm mới no đủ
Tết mừng lúa mới với ý nghĩa để toàn thể dân làng tạ ơn với Yang sri (Thần lúa) đã giúp cho làng có được một vụ mùa bội thu, giúp dân làng có một năm mới no đủ
Công việc sẽ do già làng phân bổ, cụ thể, đàn ông trung niên dựng dàn cúng (tiếng Bana gọi giống như là “chơ đăng”), phụ nữ cột các ghè rượu và đi khiêng nước. Một nhóm phụ nữ khác gồm các chị, các mẹ sẽ chuẩn bị chày cối, niêu, lúa, nồi đồng để tổ chức giã gạo làm cốm
Công việc sẽ do già làng phân bổ. Cụ thể, đàn ông trung niên dựng dàn cúng (tiếng Ba Na gọi giống như là “chơ đăng”), phụ nữ cột các ghè rượu và đi khiêng nước. Một nhóm phụ nữ khác gồm các chị, các mẹ sẽ chuẩn bị chày cối, niêu, lúa, nồi đồng để tổ chức giã gạo làm cốm
Tết mừng lúa mới còn là dịp để những thiếu nữ Ba Na khoe những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống, khoe sự khéo léo của mình
Tết mừng lúa mới còn là dịp để những thiếu nữ Ba Na khoe những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống, khoe sự khéo léo của mình
Người phụ nữ sẽ tích cực làm cốm
Người phụ nữ sẽ tích cực làm cốm
Người đàn ông thì chơi nhạc cụ để gọi Yang sri về với buôn làng
Người đàn ông thì chơi nhạc cụ để gọi Yang sri về với buôn làng
Xong xuôi, già làng đi kiểm tra rồi cất lời cúng núi sông, thiên nhiên: “Ơ Yang Sri, Yang tốt đẹp, Yang trên núi Chơ-Lây, Yang sông Ba hôm nay lũ làng chúng tôi tổ chức lễ mừng lúa mới đầu tiên… báo cho các Yang về đây cùng ăn cùng uống, cùng chung vui với dân làng, về ăn gan gà và lúa mới đầu tiên… phù hộ cho dân làng được sống khỏe, mùa màng tươi tốt, dân làng không bệnh tật ốm đau, phù hộ cho dân làng năm sau lại được mùa màng tươi tốt”
Xong xuôi, già làng đi kiểm tra rồi cất lời cúng núi sông, thiên nhiên: “Ơ Yang Sri, Yang tốt đẹp, Yang trên núi Chơ-Lây, Yang sông Ba. Hôm nay lũ làng chúng tôi tổ chức lễ mừng lúa mới đầu tiên… Báo cho các Yang về đây cùng ăn cùng uống, cùng chung vui với dân làng, về ăn gan gà và lúa mới đầu tiên… Phù hộ cho dân làng được sống khỏe, mùa màng tươi tốt, dân làng không bệnh tật ốm đau"
Vũ điệu xoang của các chàng trai, cô gái người Ba Na là nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên
Vũ điệu xoang của các chàng trai, cô gái người Ba Na là nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên
 Tết mừng lúa mới của các tộc người Na sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có từ lâu đời và được gìn giữ, phát huy cho tới ngày hôm nay. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy
Tết mừng lúa mới của dân tộc Ba Na sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có từ lâu đời và được gìn giữ, phát huy cho tới ngày hôm nay. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.