Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Việt Hòa - 7 giờ trước

Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.

Nhà thờ đá Bảo Nham nằm ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là một trong những thánh đường lớn và lâu đời nhất ở xứ Nghệ.
Nhà thờ đá Bảo Nham nằm ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là một trong những thánh đường lớn và lâu đời nhất ở xứ Nghệ.
Nhà thờ đá này được khởi công xây dựng từ năm 1888, đến năm 1904 thì chính thức hoàn thành. Kể từ đó, tòa giáo đường này trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của hầu hết các giáo dân trong vùng.
Nhà thờ đá này được khởi công xây dựng từ năm 1888, đến năm 1904 thì chính thức hoàn thành. Kể từ đó, tòa giáo đường này trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của hầu hết các giáo dân trong vùng.
Tọa lạc trên đỉnh đồi rộng hơn 7.000m2, nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc Gothic, mô phỏng nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp.
Tọa lạc trên đỉnh đồi rộng hơn 7.000m2, nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc Gothic, mô phỏng nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp.
Nhà thờ có chiều dài 37m, chiều cao 33m, rộng 14m, tháp chuông cao 26m, treo ba quả chuông đúc tại Pháp.
Nhà thờ có chiều dài 37m, chiều cao 33m, rộng 14m, tháp chuông cao 26m, treo ba quả chuông đúc tại Pháp.
Nổi bật trên đỉnh tháp là cột thu lôi hình con gà trống bằng hợp kim Antimon, có khả năng xoay theo chiều gió, biểu tượng của sự canh thức và trung tín.
Nổi bật trên đỉnh tháp là cột thu lôi hình con gà trống bằng hợp kim Antimon, có khả năng xoay theo chiều gió, biểu tượng của sự canh thức và trung tín.
(Bài CTV) Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An 5
Hệ thống cửa sổ vòm cao, lắp kính màu tinh xảo vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đón ánh sáng tự nhiên.
Hệ thống cửa sổ vòm cao, lắp kính màu tinh xảo vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đón ánh sáng tự nhiên.
Để làm được hệ thống mái này, từng khối đá lớn sẽ được đẽo gọt tỉ mỉ, sau đó mang đi lắp ráp theo kỹ thuật hiện đại qua nhiều công đoạn để trở thành những vòm cuốn đầy vững chắc, đáp ứng được yêu cầu cao về giá trị nghệ thuật.
Để làm được hệ thống mái này, từng khối đá lớn sẽ được đẽo gọt tỉ mỉ, sau đó mang đi lắp ráp theo kỹ thuật hiện đại qua nhiều công đoạn để trở thành những vòm cuốn đầy vững chắc, đáp ứng được yêu cầu cao về giá trị nghệ thuật.
dọc theo phần gờ mái là 24 tháp nhỏ bằng đá cao 2,5m, góp phần tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và cân đối cho công trình.
Dọc theo phần gờ mái là 24 tháp nhỏ bằng đá cao 2,5m, góp phần tạo nên vẻ đẹp cân đối cho công trình.
Bên trong giáo đường
Bên trong giáo đường
Đại diện Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Giáo Hạt Bảo Nham chia sẻ: “Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc giàu giá trị lịch sử, nhà thờ đá Bảo Nham còn là minh chứng sống động cho niềm tin sâu sắc và lòng cậy trông vững bền vào sự che chở của Đức Mẹ. Với những điểm nhấn nổi bật, nhà thờ đã trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, hành hương đến của hàng ngàn tín hữu xa gần mỗi năm”.
Đại diện Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Giáo Hạt Bảo Nham chia sẻ: “Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc giàu giá trị lịch sử, nhà thờ đá Bảo Nham còn là minh chứng sống động cho niềm tin sâu sắc và lòng cậy trông vững bền vào sự che chở của Đức Mẹ. Với những điểm nhấn nổi bật, nhà thờ đã trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, hành hương của hàng ngàn tín hữu xa gần mỗi năm”.
Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.